Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ 2): Cổng trường rộng mở có đáp án
Tiếng Việt lớp 3 (Dành cho buổi học thứ 2) Tuần 7: Tiết 2 (trang 22, 23) có đáp án
-
866 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Chọn từ cho trước để hoàn thành đoạn văn nói về ngày khai trường.
Níu chặt, tíu tít, đông nghịt, thổi còi, học sinh, phụ huynh, sách vở, siêu thị
Sáng nay là ngày khai trường. Phố xá toàn thấy học sinh ...... Các anh chị lớn tự đạp xe đến trường. Học sinh nhỏ thì có các bậc ...... đi cùng. Những ...... sách chật ních người vào mua ...... và các loại văn phòng phẩm. Từ sáng sớm cổng trường đã ...... người. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải ...... để mở lối vào. Nhiều em lớp một lần đầu đến trường tiểu học cứ ...... tay bố mẹ, ông bà. Thầy hiệu trưởng và các cô giáo đi đi lại lại, lúc nào cũng bận ......
Sáng nay là ngày khai trường. Phố xá toàn thấy học sinh tíu tít. Các anh chị lớn tự đạp xe đến trường. Học sinh nhỏ thì có các bậc phụ huynh. đi cùng. Những siêu thị sách chật ních người vào mua sách vở và các loại văn phòng phẩm. Từ sáng sớm cổng trường đã đông nghịt người. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải thổi còi để mở lối vào. Nhiều em lớp một lần đầu đến trường tiểu học cứ níu chặt tay bố mẹ, ông bà. Thầy hiệu trưởng và các cô giáo đi đi lại lại, lúc nào cũng bận học sinh.
Câu 2:
Tìm trong bài đọc Ngày khai trường và viết lại 3 câu kể, gồm:
a. 1 câu giới thiệu:................................................................................................
a. Sáng nay là ngày khai trường.
Câu 3:
b. 1 câu nêu hoạt động:.........................................................................................
b. Bác bảo vệ đeo băng đỏ liên tục phải thổi còi để mở lối vào.
Câu 4:
c. 1 câu nêu đặc điểm:..........................................................................................
c. Từ sáng sớm cổng trường đã đông nghịt người.
Câu 5:
Gặp thầy đồ cóc
Đôi ba bác cóc đứng lại Một bác cóc tóp tép miệng, như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm Một bác cóc khác bước ra, cất giọng rất văn vẻ:
- Hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ qua bản thôn
Tôi bấm bụng nhịn cười:
- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch
- Kèng kẹc! Du lịch? Kèng kẹc! Vậy nhị tráng sĩ chắc phải nghe tiếng từ lâu rằng mặc dầu bỉ phu ở dưới hang nhưng lại là cậu thằng Trời đấy. Nhị vị qua chơi nhiều nơi có gặp thằng cháu Trời nhà tôi ở đâu không
Tôi làm vẻ đứng đắn:
- Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông Trời
- Kèng kẹc! Rất tiếc Kèng kẹc! Thế thì từ nay về sau nhị vị có gặp nó thì cho bỉ phu hỏi: Vì lẽ gì mà lâu nay không có mưa
(Theo Tô Hoài)
- Nhị vị: hai vị.
- Bỉ phu: từ tự xưng thể hiện sự khiêm nhường.
- Tiên sinh: cách gọi cung kính một người.
Đôi ba bác cóc đứng lại. Một bác cóc tóp tép miệng, như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm. Một bác cóc khác bước ra, cất giọng rất văn vẻ:
- Hà cớ gì mà nhị vị tráng sĩ qua bản thôn?
Tôi bấm bụng nhịn cười:
- Thưa tiên sinh, chúng tôi đi du lịch.
- Kèng kẹc! Du lịch? Kèng kẹc! Vậy nhị tráng sĩ chắc phải nghe tiếng từ lâu rằng mặc dầu bỉ phu ở dưới hang nhưng lại là cậu thằng Trời đấy. Nhị vị qua chơi nhiều nơi có gặp thằng cháu Trời nhà tôi ở đâu không?
Tôi làm vẻ đứng đắn:
- Thưa tiên sinh, chúng tôi có gặp ông Trời.
- Kèng kẹc! Rất tiếc! Kèng kẹc! Thế thì từ nay về sau nhị vị có gặp nó thì cho bỉ phu hỏi: Vì lẽ gì mà lâu nay không có mưa?