Trắc nghiệm Ấn Độ cổ đại ( có đáp án )
-
503 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh Ấn Độ l?
Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của Ấn Độ là sông Ấn và sông Hằng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ
Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ tên một con sông.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Đâu không phải là tên gọi của sông Ấn?
Sông Ấn dài gần 3000km, theo tiếng Phạn là Sin-đu , về sau người Ba Tư đọc là Hin-đu. Nên đáp án không đúng ở đây là Xan-đu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Lưu vực sông Ấn có đặc điểm như thế nào?
Lưu vực sông Ấn do chịu tác động của sa mạc nên rất hiếm mưa, khí hậu khô nóng.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Lưu vực sông Hằng có đặc điểm như thế nào?
Ở lưu vực sông Hằng, do tác động của gió mùa nên lượng mưa nhiều, cây cối tươi tốt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Ấn Độ nằm ở vị trí nào đối với châu Á?
Ấn Độ là một bán đảo giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7:
Cao nguyên Đề-can nằm ở đâu?
Cao nguyên Đề-can nằm ở miền Trung và miền Nam Ấn Độ với rừng rậm và núi đá hiểm trở.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Phía bắc của Ấn Độ có đặc điểm gì?
Phía Bắc Ấn Độ được bao bọc bởi một vòng cung đó là dãy núi Hi-ma-lay-a.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9:
Lãnh thổ cổ đại gồm những quốc gia nào dưới đây?
Lãnh thổ cổ đại gồm những quốc gia Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Băng-la-đét, Nê-pan,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Tầng lớp thấp kém nhất trong đẳng cấp Pa-ri-a là tên của tờ báo nào?
Tầng lớp thấp kém nhất trong đẳng cấp thứ tư là Pa-ri-a (sự không thừa nhận) được Nguyễn Ái Quốc dùng đặt tên cho tờ báo Le Paria (Người cùng khổ) để nói về đời sống của các dân tộc bị áp bức.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11:
Đâu là lễ hội tôn giáo lớn nhất Ấn Độ?
Lễ hội tôn giáo lớn nhất ở Ấn Độ là lễ hội tắm nước sông Hằng, được gọi là Cum Me-la, vì họ tin rằng sông Hằng linh thiêng sẽ rửa khỏi tội lỗi của họ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Theo lịch của người Ấn Độ, sau bao nhiêu năm lại có một tháng nhuận?
Theo lịch của người Ấn Độ với 360 ngày, thì sau 5 năm lại có một tháng nhuận.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
Tôn giáo nào do Thích Ca Mâu Ni sáng lập?
Tôn giáo do Thích Ca Mâu Ni sáng lập là Phật giáo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học nào?
Tác phẩm Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại sử thi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15:
Tác phẩm nào được coi là một cuốn “Bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại?
Ma-ha-bha-ra-ta được coi là cuốn bách khoa toàn thư về đời sống xã hội Ấn Độ thời cổ đại.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Ấn Độ là quê hương của những tôn giáo lớn nào?
Ấn Độ là quê hương của các tôn giáo lớn đó là Hin-đu giáo và Phật giáo.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là gì?
Chữ Phạn của người Ấn Độ có tên gọi khác là chữ San-xkrít.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
Ai là chủ nhân của 10 con số đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới?
Người Ấn Độ là chủ nhân của 10 chữ số gồm từ 0 đến 9 mà ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 19:
Người đứng đầu của nhà nước Ấn Độ được gọi là gì?
Người đứng đầu của nhà nước Ấn Độ được gọi là Ra-ja, có nghĩa là Vua.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20:
Ai là người đã xây dựng những thành thị đầu tiên của Ấn Độ?
Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21:
Tầng lớp Bra-man gồm những ai?
Những người thuộc tầng lớp Bra-man bao gồm tăng lữ và quý tộc
Đáp án cần chọn là: A
Câu 22:
Công trình kiến trúc cổ đại nổi bật của Ấn Độ có tên là gì?
Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là chùa hang A-gian-ta.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23:
Người Ấn Độ cổ đại tính lịch một năm có bao nhiêu ngày?
Theo lịch của người Ấn Độ với 360 ngày và 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, thì sau 5 năm lại có một tháng nhuận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24:
Tôn giáo cổ nhất của Ấn Độ l?
Tôn giáo cổ nhất của Ấn Độ là Bà La Môn giáo.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
Quốc huy của Ấn Độ hiện nay có biểu tượng gì?
Quốc huy của Ấn Độ ngày nay có biểu tượng đầu trụ cột đá A-sô-ca, cùng với dòng chữ Satyameva Jayate (Chỉ có chân lí đắc thắng).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26:
Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại có chữ viết riêng, đó l?
Chữ viết của Ấn Độ cổ đại là chữ Phạn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 27:
Văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng nhất ở đâu?
Văn hóa Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng nhất ở các nước Đông Nam Á.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 28:
Đâu là những thành thị của người Đra-vi-đa?
Những thành thị của người Đra-va-đi-a đó là Mô-hen-rô Đa-rô và Ha-ráp-pa.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 29:
Đâu không phải hoạt động kinh tế của người Đra-vi-đa?
Các hoạt động kinh tế của người Đra-vi-đa là trồng lúa mì, lúa mạch, trồng bông dệt vải và thuần dưỡng động vật. Khí hậu của Ấn Độ không phù hợp để trồng nho và làm rượu nho.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30:
Ai là người bản địa của Ấn Độ?
Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31:
Đẳng cấp thứ tư xuất hiện khi nào?
Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ, xua đuổi người Đra-vi-a và biến họ thành đẳng cấp thứ tư.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 32:
Chế độ đẳng cấp Vác-na dựa vào đâu để phân chia đẳng cấp?
Chế độ đẳng cấp Vác-na là chế độ đẳng cấp được chia trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 33:
Ai không thuộc đẳng cấp thứ ba Vai-si-a?
Những người thuộc tầng lớp Vai-si-a là tầng lớp của người bình dân, gồm nông dân, thương nhân, thợ thủ công. Tăng lữ thuộc đẳng cấp Bra-man.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34:
Tầng lớp Su-dra gồm những ai?
Những người thuộc tầng lớp Ksa-tri-a là những người có địa vị thấp kém.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35:
Tầng lớp Ksa-tri-a gồm những ai?
Những người thuộc tầng lớp Ksa-tri-a là tầng lớp của vương công, vũ sĩ.
Đáp án cần chọn là: B