Trắc nghiệm bài tập Tiếng Việt 5 tuần 15 có đáp án
-
350 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Em hãy đọc bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1, trang 144 và trả lời các câu hỏi sau:
Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để làm gì?
Chọn đáp án B.
Câu 2:
Theo phong tục, sau khi làm việc gì Y Hoa sẽ được coi là người trong buôn?
Chọn đáp án D.
Câu 5:
a) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
to lớn sống ước mơ của nhân dân giành lấy đơn sơ
(1) …………………….hạnh phúc (2) hạnh phúc………………………
(3) …………………….hạnh phúc (4) hạnh phúc………………………
(5) …………………….hạnh phúc (6) hạnh phúc………………………
b) Tìm từ có tiếng “phúc” điền vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho thích hợp:
(1) Mình chúc Minh khỏe vui và………………………………….
(2) Bà em bảo phải ăn ở tử tế để………………………………….lại cho con cháu.
(3) Gương mặt cô trông rất………………………………….
a) (1) sống (2) to lớn (3) ước mơ
(4) của nhân dân (5) giành lấy (6) đơn sơ
b) (1) hạnh phúc (2) phúc đức (3) phúc hậu
Câu 7:
Tìm các từ ngữ thường dùng để tả người và viết vào chỗ trống ít nhất 5 từ ngữ:
a) Tả ngoại hình:……………………………………………………………………...
b) Tả tính tình, hoạt động:……………………………………………………………
a) Tả ngoại hình:
cao, thấp, gầy, béo, lực lưỡng, tầm thước, cân đối, mập mạp, vạm vỡ, mảnh mai, da hồng hào (hoặc : đen xạm), mắt đen láy, mũi dọc dừa,....
b) Tả tính tình, hoạt động:
hiền từ, đôn hậu, trung thực, thẳng thắn, dối trá, nhanh nhảu, dịu dàng, điềm đạm, cởi mở, khôn ngoan, khờ khạo, lanh lợi, hoạt bát, láu táu,...
Câu 8:
Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) tả hoạt động của một người mà em yêu mến (bố, mẹ,cô giáo, thầy giáo, chị gái, em bé, bạn thân,......).
Tham khảo:
Đầu tiên, bố em lấy những thanh gỗ ướm vào những chỗ gãy của chạn, rồi cưa cưa, cắt cắt. Những hạt mùn cưa rơi xuống như mưa phùn. Cưa xong, bố bắt đầu bào. Chiếc bào lướt nhẹ trên gỗ, đùn ra những mảnh vỏ bào cong cong như sóng biển cuộn dâng, trông mới đẹp làm sao ! Chẳng mấy chốc, mặt gỗ đã trở nên nhẵn nhụi, phẳng lì. Bố loay hoay lắp ghép những đoạn gỗ mới thay cho đoạn gỗ bị hỏng ở chân chạn. Rồi bố chọn những chiếc đinh ngắn, tay trái giữ đinh, tay phải cầm búa đóng “chí chát”. Những chiếc đinh lần lượt lún sâu vào gỗ. Một lúc sau, chiếc chạn đã được sửa xong và lại trở nên lành lặn để đựng bát đĩa như xưa.