Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 9: Khu vực Đông Nam Á có đáp án
-
534 lượt thi
-
57 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 6:
Các con sông của khu vực Đông Nam Á chảy theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc - nam phụ thuộc chủ yếu vào
Chọn đáp án B
Câu 8:
Đảo nào có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới là
Chọn đáp án D
Câu 10:
Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á là
Chọn đáp án A
Câu 16:
Năm 2015, diện tích khu vực Đông Nam Á là 4,5 triệu , dân số là 632 triệu người. Mật độ dân số khu vực Đông Nam Á là
Chọn đáp án A
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ ĐÔNG NAM Á, CHÂU Á VÀ THẾ GIỚI NĂM 2015
Lãnh thổ |
Số dân (triệu người) |
Tỉ lê gia tăng tự nhiên (%) |
Năm 2015 |
Năm 2015 |
|
Đông Nam Á |
632 |
1,24 |
Châu Á (*) |
4391 |
1,07 |
Thế giới |
7346 |
1,18 |
* Không gồm Liên bang Nga
(Nguồn: Số liệu thông kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, cho biết dân số của khu vực Đông Nam Á năm 2015 chiếm bao nhiêu phần trăm (%) dân số châu Á?
Chọn đáp án B
Câu 21:
Cơ cấu ngành kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
Chọn đáp án D
Câu 22:
Các nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo ở khu vực Đông Nam Á là
Chọn đáp án A
Câu 23:
Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để các nước Đông Nam Á có thể phát triển cây lương thực?
Chọn đáp án D
Câu 24:
Vấn đề nào trong quá trình phát triển kinh tế mà các nước trong khu vực Đông Nam Á chưa quan tâm đúng mức trong sự phát triển bền vững của khu vực?
Chọn đáp án B
Câu 25:
Hiện nay, đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách
Chọn đáp án C
Câu 26:
Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang thay đổi phản ánh điều gì?
Chọn đáp án A
Câu 29:
Khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện để phát triển nền nông nghiệp.
Chọn đáp án A
Câu 30:
Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là
Chọn đáp án B
Câu 34:
Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Việt Nam ngày càng có vai trò tích cực trong ASEAN?
Chọn đáp án C
Câu 35:
Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước trong khu vực ASEAN là
Chọn đáp án A
Câu 41:
Căn cứ vào bản đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á, hãy cho biết khu vực Đông Nam Á tiếp giáp với các biển và đại dương nào? Nêu ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?
* Đông Nam Á tiếp giáp với biển và đại dương:
- Biển Đông là biển rộng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
- Thái Bình Dương.
- Ân Độ Dương.
* Ý nghĩa của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Đông Nam Á:
- Thuận lợi để giao lưu phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển.
- Cung cấp nguồn tài nguyên phong phú, phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển (khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển,... ).
- Biển và đại dương là nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, có vai trò điều hòa khí hậu, mang lại lượng mưa lớn cho khu vực Đông Nam Á → hoạt động sinh sống và phát triển kinh tế diễn ra thuận lợi hơn.
Câu 42:
Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu quốc gia? Kể tên các quốc gia thuộc Đông Nam Á lục địa, các quốc gia thuộc Đông Nam Á biển đảo?
* Khu vực Đông Nam Á có 11 quốc gia.
* Tên các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á lục địa: Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Việt Nam, Ma-lai-xi-a (thuộc cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo).
- Đông Nam Á biển đảo: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Đông Ti-mo, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a (thuộc cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo).
Câu 43:
Việc phát triển giao thông của Đông Nam Á lục địa theo hướng đông - tây có những ảnh hưởng gì đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
- Đông Nam Á lục địa có địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi chạy dài theo hướng tây bắc - đông nam hoặc hướng bắc - nam, việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây giúp nối liền các quốc gia với nhau, thúc đẩy hoạt động giao lưu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đông - tây giữa các quốc gia, đặc biệt ở những vùng núi khó khăn.
Câu 44:
Khí hậu của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
* Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn thuận lợi cho phát triển trồng trọt (cây lúa nước, các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm).
+ Nguồn lợi sinh vật tự nhiên trù phú và đa dạng (thủy sản, rừng, gia súc, gia cầm,...).
- Khó khăn:
+ Khí hậu nóng ẩm cũng là điều kiện để sâu bệnh phát triển mạnh.
+ Thiên tai: bão nhiệt đới, mưa lớn gây sạt lở, ngập lụt vùng đồng bằng và lũ quét, lũ ống vùng núi.
Câu 45:
Những trở ngại từ đặc điểm dân cư và xã hội đối với sự phát triển kinh tế trong khu vực Đông Nam Á?
* Dân cư:
- Nguồn lao động dồi dào nhưng có tay nghề và trình độ chuyên môn còn hạn chế.
- Dân số đông, trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế chưa cao đã ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều, tập trung ở đồng bằng châu thổ của các con sông lớn, vùng ven biển và một số vùng đất đỏ badan, thưa thớt ở vùng núi → chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa miền núi và đồng bằng.
* Xã hội:
- Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.
- Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,...
Câu 46:
Nêu vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
* Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á:
- Khu vực Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á.
- Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
- Có vị trí là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
- Đông Nam Á gồm hai phần: phần đất liền (bản đảo Trung Ấn) và phần hải đảo (quần đảo Mã Lai).
- Tiếp giáp:
+ Trên đất liền ở phía bắc giáp với Ấn Độ và Trung Quốc.
+ Mặt còn lại giáp với biển và đại dương.
Câu 47:
* Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:
Đặc điểm tự nhiên |
Đông Nam Á lục địa (bán đảo Trung Ấn) |
Đông Nam Á hải đảo (quần đảo Mã Lai) |
Địa hình |
- Chủ yếu là đồi núi, chạy theo hướng bắc - nam và tây bắc - đông nam, cao nguyên thấp. - Thung lũng sông chia cắt địa hình. - Đồng bằng phù sa tập trung ven biển, hạ lưu sông. |
- Ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Đồng bằng có đất đai màu mỡ. - Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa. |
Khí hậu |
- Nhiệt đới gió mùa, phía bắc Mi-an-ma và phía bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. |
- Nhiệt đới gió mùa và xích đạo. |
Sông ngòi |
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc với nhiều sông lớn. - Nguồn cung cấp nước chính là mưa, chế độ nước theo mùa, phù sa lớn, có giá trị thủy điện. |
- Sông nhỏ, ngắn, dốc. - Chế độ nước điều hòa, có giá trị thủy điện. |
Cảnh quan |
- Rừng nhiệt đới ẩm. - Rừng rụng lá theo mùa. - Rừng thưa và xavan cây bụi. |
- Rừng nhiệt đới ẩm và xích đạo. |
Khoáng sản |
- Than, thiếc, sắt,… |
- Dầu mỏ, khí tự nhiên, đồng,… |
Biển |
- Trừ Lào, các quốc gia khác đều giáp biển. |
- Biển bao quanh. |
Câu 48:
* Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ của khu vực Đông Nam Á:
- Địa hình bằng phẳng là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở,... thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.
- Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.
- Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế.
Câu 49:
Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á.
* Nhận xét về xu hướng thay đổi cơ cấu GDP của một số quốc gia Đông Nam Á:
- Cơ cấu GDP một số nước trong khu vực Đông Nam Á thay đổi theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp).
+ Tăng tỉ trọng khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và III (dịch vụ).
- Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu GDP khác nhau giữa các nước.
Câu 50:
Tại sao các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lấy dầu, cây lấy sợi lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á?
* Các loại cây công nghiệp như: cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lấy dầu, cây lẫy sợi lại được trồng nhiều ở Đông Nam Á do có điều kiện tự nhiên thuận lợi:
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (nhiệt độ trên 24°C, độ ẩm trên 80%, lượng mưa 1500 - 2000 mm) phù hợp phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, hồ tiêu,...).
- Đất badan và feralit phân bố rộng lớn trên các cao nguyên, vùng đồi trung du.
→ Thuận lợi hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp rộng lớn.
Câu 51:
* Sự phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á:
- Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vị trí quan trọng trong việc nuôi sống hơn nửa tỉ dân ở khu vực này.
- Các ngành sản xuất chính là: trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.
+ Trồng lúa nước:
· Sản lượng lúa tăng liên tục, từ 103 triệu tấn (năm 1985) lên 161 triệu tấn (năm 2004), đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (53,1 triệu tấn).
· Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
· Các nước Đông Nam Á đã cơ bản giải quyết được nhu cầu lương thực - vấn đề nan giải của nhiều quốc gia.
+ Trồng cây công nghiệp:
· Cao su, cà phê, hồ tiêu trồng nhiều ở Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
· Ngoài ra, còn trồng các loại cây khác như cây lấy dầu, lấy sợi, cây ăn quả.
· Sản phẩm cây công nghiệp chủ yếu xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.
+ Chăn nuôi và đánh bắt nuôi trồng thủy sản:
· Chăn nuôi gia súc: trâu, bò được nuôi nhiều ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam; lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a.
· Nuôi gia cầm khá phát triển.
· Đánh bắt và nuôi trồng hải sản:
Là ngành kinh tế truyền thống và đang phát triển ở Đông Nam Á.
Năm 2003, sản lượng cá khai thác đạt 14,5 triệu tấn; trong đó 5 nước đứng đầu là In-đô-nê-xi-a (4,7 triệu tấn), Thái Lan (2,8 triệu tân), Phi-lip-pin (2,2 triệu tán), Việt Nam (1,8 triệu tân) và Ma-lai-xi-a (1,3 triệu tấn).
Câu 52:
Kể tên một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp?
- Một số hãng nổi tiếng ở nước ngoài liên doanh với Việt Nam trong các ngành công nghiệp: Honda, Ioyota, Canon (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc),...
Câu 53:
* Những thế mạnh giúp Đông Nam Á thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế là:
- Vị trí chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú (đất, khí hậu, sông ngòi, biển, khoáng sản,...).
- Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, chính trị tương đối ổn định, thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế hướng ra xuất khẩu.
- Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là bối cảnh thuận lợi.
Câu 54:
* Mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định vì:
- Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc, một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, các tôn giáo và phong tục tập quán đa đa dạng.
- Có sự tranh chấp, phức tạp về biên giới, đảo, vùng biển (đặc biệt là vấn đề Biên Đông) do nhiều nguyên nhân nên đòi hỏi cần phải ổn định để phát triển.
- Trong lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị chiến tranh xâm lược, chính trị mất ổn định.
- Sự ổn định trong khu vực sẽ không tạo cơ hội để các thế lực bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.
Câu 55:
* Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua các hội nghị.
- Thực hiện các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng “Khu thương mại tự do ASEAN”.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
* Ví dụ:
- Về hoạt động văn hóa, thể thao: Đại hội thể thao SEA Games được tổ chức 2 năm một lần.
- Tổ chức các hội nghị: Hội nghị Cấp cao, các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, Quốc phòng, Tư pháp, trong đó thúc đẩy đối thoại về các vấn đề kinh tế, chính trị - an ninh khu vực.
- Dự án hợp tác sông Mê Công.Câu 56:
Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra những trở ngại gì trong việc phát triển - kinh tế xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
* Các thành tựu khác của ASEAN:
- Năm 2016, tổng GDP của ASEAN đứng thứ sáu trên thế giới và đứng thứ ba ở châu Á với 2,55 nghìn tỉ.
- ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm, loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả thương mại và liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Năm 2015, cơ bản các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan.
- Hiệp định khung về dịch vụ đã được kí kết.
- Hiệp định khung về đầu tư đã được kí kết.
- Một số nước có tốc độ tăng trưởng cao.
- Nhiều nước đã đạt được thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
- Đô thị hóa phát triển nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng và phát triển nhanh...
* Nguyên nhân: vì các nước ASEAN đều kiên trì mục tiêu đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Câu 57:
Cho bảng số liệu:
THU NHẬP QUỐC DÂN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2014
(Đơn vị: USD)
STT |
Nước |
GDP/người |
1 |
Bru-nây |
40525 |
2 |
Cam-pu-chia |
1040 |
3 |
In-đô-nê-xi-a |
3385 |
4 |
Lào |
1669 |
5 |
Ma-lai-xi-a |
10551 |
6 |
Mi-an-ma |
1243 |
7 |
Phi-líp-pin |
3444 |
8 |
Xin-ga-po |
54224 |
9 |
Thái Lan |
5648 |
10 |
Đông Ti-mo |
2494 |
11 |
Việt Nam |
1916 |
- Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập quốc dân bình quân đầu người của các nước Đông Nam Á năm 2014.
- Nhận xét chung về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia khu vực Đông Nam Á.
* Tình trạng đói nghèo ở một bộ phận dân cư sẽ gây ra nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia như:
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế của các quốc gia.
- Tích lũy nền kinh tế giảm.
- Gây áp lực về các vấn đề chi phí phúc lợi xã hội, giải quyết nhà ở, xóa đói giảm nghèo,...
* Những chính sách của Đảng và Nhà nước ta để xóa đói, giảm nghèo:
- Hỗ trợ vay vốn cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Hỗ trợ vay vốn cho sinh viên nghèo.
- Miễn hoặc giảm học phí cho học sinh, sinh viên nghèo.
- Hỗ trợ, đào tạo nghề cho người lao động.
- Miễn, giảm một số loại thuế.
- Xây dựng “Quỹ ủng hộ người nghèo” để kêu gọi tấm lòng vàng, các nhà hảo tâm.