Giải Sách bài tập Hoá học 10 Cánh diều Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Với giải sách bài tập Hoá học 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hoá học 10 Bài 7

335 lượt xem


Giải sách bài tập Hóa học lớp 10 Bài 7: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm

Bài 7.1 trang 20 SBT Hóa học 10Chọn nguyên tử có bán kính lớn hơn trong mỗi cặp nguyên tử nguyên tố sau:

a) Al và In.

b) Si và N.

c) P và Pb.

d) C và F.

Lời giải:

a) Al và In thuộc cùng nhóm IIIA, ZAl < ZIn do đó bán kính In lớn hơn.

b) So sánh gián tiếp qua P:

Si và P thuộc cùng chu kì 3, ZSi < ZP do đó bán kính Si > P (1).

N và P thuộc cùng nhóm VA, ZP > ZN do đó bán kính P > N (2).

Từ (1) và (2) có bán kính Si lớn hơn bán kính N.

c) So sánh gián tiếp qua Bi:

P và Bi cùng thuộc nhóm VA, ZBi > ZP nên bán kính Bi > P (1)

Pb và Bi cùng thuộc chu kì 6, ZPb < ZBi nên bán kính Pb > Bi (2)

Từ (1) và (2) có bán kính Pb lớn hơn bán kính P.

d) C và F cùng thuộc chu kì 2, Zc < ZF nên bán kính C lớn hơn bán kính F.

Bài 7.2 trang 20 SBT Hóa học 10Dãy nguyên tử nào sau đây có bán kính tăng dần?

A. F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

B. F < Si < S < Ca < Ge < Rb.

C. Rb < Ca < Ge < Si < S < F.

D. F < Si < S < Ge < Ca < Rb.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

 

Nhóm IA

Nhóm IIA

Nhóm IVA

Nhóm VIA

Nhóm VIIA

Chu kì 2

 

 

 

 

F

Chu kì 3

 

 

Si

S

 

Chu kì 4

 

Ca

Ge

 

 

Chu kì 5

Rb

 

 

 

 

Theo quy luật biến đổi bán kính trong 1 chu kì và nhóm có bán kính các nguyên tử tăng dần theo thứ tự: F < S < Si < Ge < Ca < Rb.

Bài 7.3 trang 20 SBT Hóa học 10Dãy các ion nào sau đây có bán kính tăng dần?

A. S2- < Cl- < K+ < Ca2+.

B. K+ < Ca2+ < S2- < Cl-.

C. Cl- < S2- < Ca2+ < K+.

D. Ca2+ < K+ < Cl- < S2-.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các ion này đều có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6, bán kính ion sẽ phụ thuộc vào điện tích hạt nhân.

Điện tích hạt nhân càng lớn càng hút mạnh electron ở lớp ngoài cùng, bán kính sẽ càng nhỏ. Điện tích hạt nhân của Ca2+, K+, Cl-, S2- lần lượt là +20, +19, +17, +16 nên bán kính sẽ tăng dần từ Ca2+, K+, Cl-, S2-.

Bài 7.4 trang 20 SBT Hóa học 10Cho bảng số liệu sau đây:

Nguyên tử

Bán kính (pm)

Ion

Bán kính (pm)

Na

186

Na+

98

K

227

K+

?

Dựa trên xu hướng biến đổi tuần hoàn và dữ liệu trong bảng trên, giá trị nào sau đây là phù hợp nhất với bán kính ion K+?

A. 90 pm.

B. 133 pm.

C. 195 pm.

D. 295 pm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các cation luôn có bán kính nhỏ hơn đáng kể so với nguyên tử trung hòa tương ứng do có số lượng electron ít hơn, lực hút của hạt nhân lên các electron mạnh hơn, do vậy bán kính của K+ phải nhỏ hơn bán kính của K (227 pm).

Bên cạnh đó, theo xu hướng biến đổi tuần hoàn thì bán kính của K+ phải lớn hơn bán kính của Na+ (98 pm), tương tự như bán kính của K lớn hơn của Na.

Trong hai giá trị 133 và 195 pm, giá trị 133 pm phù hợp hơn vì thể hiện sự giảm đáng kể bán kính cation so với nguyên tử trung hòa, tương tự trường hợp Na và Na+ trong bảng số liệu.

Bài 7.5 trang 20 SBT Hóa học 10Phát biểu nào sau đây là đúng về xu hướng biến đổi tính kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.

B. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

C. Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và từ trên xuống dưới trong một nhóm.

D. Tính kim loại tăng dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và giảm dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tính kim loại giảm dần theo chiều từ trái sang phải trong một chu kì và tăng dần từ trên xuống dưới trong một nhóm.

Bài 7.6 trang 21 SBT Hóa học 10: Chọn nguyên tố thể hiện tính kim loại nhiều hơn trong mỗi cặp nguyên tố sau:

a) Sr và Sb.

b) As và Bi.

c) B và O.

d) S và As.

Lời giải:

a) Sr và Sb.

Sr và Sb cùng thuộc chu kì 5, ZSr < ZSb nên Sr thể hiện tính kim loại nhiều hơn so với Sb.

b) As và Bi.

As và Bi cùng thuộc nhóm VA, ZAs < ZBi nên Bi thể hiện tính kim loại nhiều hơn so với As.

c) B và O.

B và O cùng thuộc chu kì 2, ZB < ZO nên B thể hiện tính kim loại nhiều hơn so với O.

d) S và As.

So sánh gián tiếp thông qua Se.

Sách bài tập Hóa học 10 Bài 7 (Cánh diều): Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm  (ảnh 1)

Tính kim loại: As > Se > S

Vậy As thể hiện tính kim loại nhiều hơn S.

Bài 7.7 trang 21 SBT Hóa học 10Dãy các nguyên tố nào sau đây có tính kim loại giảm dần?

A. Sr > Al > P > Si > N.

B. Sr > Al > P > N > Si.

C. Sr > Al > Si > P > N.

D. Sr > Si > Al > P > N.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

 

Nhóm IIA

Nhóm IIIA

Nhóm IVA

Nhóm VA

Chu kì 2

 

 

 

N

Chu kì 3

 

Al

Si

P

Chu kì 4

 

 

 

 

Chu kì 5

Sr

 

 

 

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại trong một chu kì và trong một nhóm A, ta có tính kim loại giảm dần theo thứ tự: Sr > Al > Si > P > N.

Bài 7.8 trang 21 SBT Hóa học 10Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây?

(1) Tính kim loại.

(2) Tính phi kim.

(3) Bán kính nguyên tử.

A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (1), (2) và (3).

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Xét trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (chiều từ trái sang phải) độ âm điện của các nguyên tố nhìn chung tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần, tính kim loại giảm dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Như vậy, xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của tính phi kim.

Bài 7.9 trang 21 SBT Hóa học 10Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

A. 1s22s22p5

B. 1s22s22p6

C. 1s22s22p63s1

D. 1s22s22p63s23p2

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta có 1s22s22p5 là cấu hình electron của F (Z = 9), đây là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn (3,98).

Bài 7.10 trang 21 SBT Hóa học 10: Điền kí hiệu hoá học hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau:

Trong số các nguyên tố thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn (trừ Ne), ...(1)... là nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử ...(2)...; (3)... là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nhưng bán kính nguyên tử ...(4)... Tính kim loại giảm dần từ ...(5)... tới ...(6)..., còn tính phi kim thì biến đổi theo chiều ngược lại.

Lời giải:

Trong số các nguyên tố thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn (trừ Ne), (1) Li là nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử (2) lớn nhất; (3) F là nguyên tố có độ âm điện lớn nhất nhưng bán kính nguyên tử (4) nhỏ nhất. Tính kim loại giảm dần từ (5) Li tới (6) F, còn tính phi kim thì biến đổi theo chiều ngược lại.

Bài 7.11 trang 21 SBT Hóa học 10Trong liên kết H-X (với X là F, Cl, Br), cặp electron trong liên kết sẽ bị lệch về nguyên tử X do chúng có độ âm điện lớn hơn H. Hãy sắp xếp các nguyên tử X theo chiều giảm dần mức độ lệch của cặp electron liên kết về phía nó.

A. Br > Cl > F.

B. Cl > F > Br.

C. F > Cl > Br.

D. Mức độ lệch của cặp electron là như nhau trong ba trường hợp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Thứ tự đúng là: F > Cl > Br vì độ âm điện F > Cl > Br (các nguyên tố trong cùng một nhóm VIIA).

Bài 7.12 trang 22 SBT Hóa học 10: Phân loại các oxide sau đây dựa trên tính acid – base: Na2O, MgO, Al2O3, P2O5, SO3, Cl2O7.

Basic oxide

Acidic oxide

Oxide lưỡng tính

Lời giải:

Basic oxide

Acidic oxide

Oxide lưỡng tính

Na2O, MgO

Al2O3

P2O5, SO3, Cl2O7

Bài 7.13 trang 22 SBT Hóa học 10: Những oxide nào sau đây tạo ra môi trường acid khi cho vào nước?

A. CO2.

B. SO3.

C. Na2O.

D. CaO.

E. BaO.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A và B.

CO2 và SO3 là ocidic oxide nên tạo ra môi trường acid khi cho vào nước.

Bài 7.14 trang 22 SBT Hóa học 10Ghép từng nhóm đặc điểm ở cột A với một phần tử tương ứng trong cột B.

Cột A

 

Cột B

a) Một khí hoạt động rất mạnh, nguyên tử có độ âm điện lớn:

b) Một kim loại mềm; nguyên tử rất dễ nhường electron:

c) Một nguyên tố vừa thể hiện tính kim loại, vừa thể hiện tính phi kim, tạo thành oxide cao nhất có công thức dạng M2O5:

d) Một khí rất trơ về mặt hóa học:

 

1. Sodium (Na)

 

2. Antimony (Sb)

 

3. Argon (Ar)

 

 

4. Chlorine (Cl2)

Lời giải:

a ghép với 4; b ghép với 1; c ghép với 2; d ghép với 3.

Bài 7.15 trang 22 SBT Hóa học 10Khi phát minh ra bảng tuần hoàn, ngoài việc sắp xếp các nguyên tố đã biết, Mendeleev còn dự đoán sự tồn tại của một số nguyên tố chưa được biết tới thời đó. Chẳng hạn, nguyên tố nhóm III (nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn hiện đại) ngay liền dưới nhôm được Mendeleev gọi là eka-nhôm (eka - aluminium), với kí hiệu là Ea (eka là từ tiếng Phạn có nghĩa là “đầu tiên”; do đó eka-nhôm là nguyên tố đầu tiên dưới nhôm). Dựa trên những tính chất của nhôm, em hãy dự đoán một số thông tin của nguyên tố eka-nhôm: số electron lớp ngoài cùng, công thức oxide cao nhất, công thức hydroxide và tính acid – base của chúng.

Lời giải:

Nhôm – Al thuộc nhóm IIIA, vậy eka – nhôm (Ea) thuộc nhóm IIIA cũng sẽ có 3 electron lớp ngoài cùng, công thức oxide cao nhất sẽ là Ea2O3, công thức hydroxide là Ea(OH)3.

Al(OH)3 là một chất lưỡng tính nên Ea(OH)3 cũng có khả năng là một chất lưỡng tính, nhưng sẽ thể hiện tính base mạnh hơn Al(OH)3.

Bài 7.16 trang 22 SBT Hóa học 10Xét hai nguyên tố X và Y. Nguyên tố X có độ âm điện lớn hơn nguyên tố Y.

a) Nếu giữa X và Y hình thành liên kết thì cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử nào?

b) Giả sử X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, em hãy dự đoán nguyên tố nào có bán kính nguyên tử lớn hơn. Vì sao?

c) Nếu X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, oxide cao nhất của X sẽ có tính acid mạnh hơn hay yếu hơn oxide cao nhất của Y?

Lời giải:

a) Nếu giữa X và Y hình thành liên kết thì cặp electron liên kết sẽ bị lệch về phía nguyên tử X (nguyên tử có độ âm điện lớn hơn).

b) Giả sử X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, em dự đoán nguyên tố Y có bán kính nguyên tử lớn hơn, do độ âm điện của X lớn hơn Y, mà trong một chu kỳ, chiều tăng bán kính nguyên tử là chiều giảm của độ âm điện.

c) Nếu X và Y ở cùng một chu kì của bảng tuần hoàn, oxide cao nhất của X sẽ có tính acid mạnh hơn oxide cao nhất của Y do tính phi kim của X mạnh hơn Y (độ âm điện của X lớn hơn Y).

Bài 7.17 trang 23 SBT Hóa học 10Một kim loại M phản ứng mãnh liệt với nước tạo thành dung dịch MOH. Nếu M là nguyên tố chu kì 4, hãy viết cấu hình electron của M.

Lời giải:

M là nguyên tố kim loại nhóm IA do phản ứng với nước tạo MOH nên sẽ có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Nếu M ở chu kì 4, M sẽ có 4 lớp electron.

Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s23p64s1.

Bài viết liên quan

335 lượt xem