Phân tích 2 câu thơ ấn tượng trong Thu điếu (5 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức
Phân tích 2 câu thơ ấn tượng trong Thu điếu
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích 2 câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.
Phân tích 2 câu thơ ấn tượng trong Thu điếu (mẫu 1)
Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lí Đông phương. Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công. Thu điếu được trích từ chùm thơ thu gồm ba bài: Thu điếu, thu vịnh. Cả ba thi phẩm đều được viết bằng từ chương, bút pháp thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh của văn học trung đại, nhưng vẫn mang đậm dấu ấn riêng của một trong những bậc thầy thơ Nôm đường luật xuất sắc. Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trờ lại gần. Từ điểm nhìn của một người ngồi chiếc thuyền nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ vắng rồi lại trở người về với ao thu, nhà thơ đã quan sát không gian, cảnh sắc thu theo người lương thật sinh động.
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng.
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".
Màu "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng" của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ của Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu", "Vèo trông lá rụng đầy sân".
Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
- Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
- Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
- Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
- Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
- Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.
"Thu điếu" được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Cảnh thu, Trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngọn bút thần tình của Nguyễn Khuyến.
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
- “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
- “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương.
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Qua hai câu đề của bài thơ bức tranh mùa thu không được đặt trong không gian rộng lớn như ở “Thu vịnh” mà nó bị giới hạn lại trong cái phạm vi nhỏ bé của “ao thu”. “Ao thu” hai tiếng ấy có vẻ gì đó là lạ, đặc thù. Hình ảnh “ao thu” như muốn chứng minh sự nhỏ bé khác thường của nó.
Toàn bộ khung ảnh được vẽ lên như một bức tranh tí hon có thể đặt trọn trong lòng bàn tay ta vậy. Nó có một cái gì đó ngồ ngộ, dễ thương và cuốn hút lạ thường. Nó thu tóm toàn bộ không gian, làng cảnh Việt Nam im lìm, vắng lặng nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt.
Bài viết liên quan
- Kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò mới nhất 2023 - Kết nối tri thức
- Giới thiệu ngắn về một cuốn sách (4 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức
- Cảm nhận về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong Thiên trường vãn vọng (4 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức
- Phân tích một tác phẩm văn học (4 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức
- Phân tích bài thơ Thu ẩm (2 mẫu) mới nhất 2023 - Kết nối tri thức