Ở khu vực nông thôn, miền núi nước ta có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, nguyên nhân không phải do
A. trình độ dân trí thấp.
B. quan niệm truyền thống.
C. chất lượng cuộc sống tốt.
D. hiện tượng tảo hôn.
Vùng nông thôn miền núi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao do:
- Vùng nông thôn, miền núi có trình độ dân trí còn hạn chế nên chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số kế hoạch hóa gia đình, thiếu kiến thức trong việc sử dụng các biện pháp tránh thai.
- Còn tồn tại quan niệm lạc hậu về vấn đề sinh đẻ như: trời sinh voi sinh cỏ, con cái là của trời cho.
- Phần lớn nam nữ các vùng quê thường nghỉ học và kết hôn sớm --> tảo hôn -> vấn đề sinh đẻ dễ dàng và nhiều hơn.
=> Những nhân tố này tác động khiến tỉ lệ gia tăng tự nhiên vùng nông thôn miền núi cao hơn.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Dân cư vùng nông thôn có chất lượng cuộc sống thấp -> nảy sinh nhu cầu sinh nhiều con để tăng thu nhập qua việc tăng số lượng thành viên lao động trong gia đình, đặc biệt lao động trong các ngành nông – lâm – ngư nghiệp.
=> Nhận xét gia tăng dân số ở miền núi nông thôn cao do chất lượng cuộc sống cao là không chính xác.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Dân số ở nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi nhiều đặt ra những vấn đề cấp bách nào sau đây?
Lợi ích chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta là
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta có xu hướng:
Hiện nay, dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh
Cho bảng số liệu:
Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các năm
Nhận xét không đúng về tình hình dân số nước ta là
Hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta chấm dứt trong khoảng thời gian nào?
Tại sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng lên?
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN VÀ TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện tổng số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta giai đọan 2000 – 2015?
Đâu không phải là vai trò chủ yếu của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta?
Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả tiêu cực chủ yếu đối với
Cho bảng số liệu sau:
Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2019 lần lượt là:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta có xu hướng giảm và tương đối thấp nhưng dân số nước ta vẫn tăng thêm mỗi năm khoảng 1 triệu người, nguyên nhân là do
1. Số dân
- Số dân: 79,7 triệu người (năm 2002); 92,7 triệu người (năm 2016).
- Việt Nam là nước đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 trên thế giới.
2. Gia tăng dân số
Biểu đồ biến đổi dân số nước ta
* Sự biến đổi dân số:
+ Giai đoạn 1954 – 1979, dân số tăng nhanh, xuất hiện hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Hiện nay, dân số bước vào giai đoạn ổn định. Hàng năm, tăng thêm hơn 1 triệu người.
+ Gia tăng dân số giảm nhưng dân số vẫn đông.
- Nguyên nhân:
+ Hiện tượng “bùng nổ dân số”.
+ Gia tăng tự nhiên cao
- Hậu quả: Gây sức ép đối với tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống và giải quyết việc làm,…
* Tỷ lệ gia tăng tự nhiên:
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao, có xu hướng giảm.
+ Gia tăng tự nhiên có sự khác biệt giữa các vùng trong nước:
Thành thị, đồng bằng: gia tăng tự nhiên cao.
Nông thôn, miền núi: gia tăng tự nhiên thấp.
Bảng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở các vùng, năm 1999 (%)
- Nguyên nhân:
+ Gia tăng tự nhiên giảm do thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình.
+ Có sự khác biệt giữa các vùng do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, phong tục tập quán.
3. Cơ cấu dân số.
*Theo tuổi:
Cơ cấu dân số trẻ, đang có sự thay đổi:
+ Tỉ lệ trẻ em (0 -14 tuổi): chiếm tỉ trọng cao và giảm xuống.
+ Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi) và trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi): tăng lên.
* Theo giới
Bảng: Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
- Tỉ số giới tính mất cân đối, do tác động của chiến tranh kéo dài. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính tiến tới cân bằng hơn.
- Tỉ số giới tính ở một địa phương còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư:
+ Thấp ở các luồng xuất cư: vùng đồng bằng sông Hồng.
+ Cao ở các luồng nhập cư: Tây Nguyên, các tỉnh Quảng Ninh, Bình Phước.