Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
-
6600 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Quan sát hình 17.1 (SGK trang 62), hãy xác định và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Phía Bắc giáp với Trung Quốc (các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây), phía tây giáp Lào (vùng Thượng Lào), phía đông nam giáp biển, phía nam giáp với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Nằm gần sát với chí tuyến Bắc, nên khí hậu phân hóa có mùa đông lạnh làm cho tài nguyên sinh vật trở nên đa dạng
+ Có điều kiện giao lưư kinh tế và văn hoá với Trung Quốc, Lào và Đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Câu 2:
Dựa vào hình 17.1 (SGK trang 62), xác định vị trí các mỏ: than, sắt, thiếc, apatít và các dòng sông có tiềm năng phát triển thuỷ điện: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy.
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định:
- Vị trí các mỏ khoảng sản :
- Than: Quảng Ninh.
- Sắt: Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.
- Thiếc: Cao Bằng, Tuyên Quang.
- Apatit: Lào Cai.
- Các dòng sông có tiềm năng phát triển thủy điện: sông Đà, Sông Lô, Sông Gâm, sông Chảy.
Câu 3:
Căn cứ vào bảng 17.1 (SGK trang 63), hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên:
+ Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp, các dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
+ Tây Bắc: Núi cao, địa hình hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn.
- Thế mạnh kinh tế:
+ Đông Bắc: Khai thác khoáng sản (than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng). Phát triển nhiệt điện (Uông Bí). Trồng rừng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt. Du lịch sinh thái (Sa Pa, hồ Ba Bể,...). Kinh tế biển (nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch vịnh Hạ Long).
+ Tây Bắc: Phát triển thuỷ điện (Hoà Bình, Sơn La trên sông Đà). Trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu).
Câu 4:
Dựa vào số liệu trong bảng 17.2 (SGK trang 64), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư, xã hội của hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Mật độ dân số, tỉ lê người biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân thành thị ở vùng Đông Bắc cao hơn vùng Tây Bắc.
- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng Tây Bắc cao hơn vùng Đông Bắc.
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình của cả nước
- Tỉ lệ hộ nghèo của vùng Đông Bắc và Tây Bắc cao hơn mức trung bình cả nước
- Nhìn chung, vùng Đông Bắc có trình độ phát triển dân cư, xã hội cao hơn vùng Tây Bắc.
Câu 5:
Hãy nêu những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
- Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
- Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
- Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, ...
- Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới).
- Tài nguyên di lịch tự nhiên rất phong phú: Sa Pa, hồ Ba Bể,...
Câu 6:
Tại sao trung du Bắc Bộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn ở miền núi Bắc Bộ?
- Vì Trung du Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sông Hồng, vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đối dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở công nghiệp và đô thị đã hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đậu tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Diện tích đất tương đối rộng, khí hậu không khắc nghiệt, giao thông dễ dàng hơn,... là điều kiện thuận lợi cho sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ địa hình núi ca hiểm trở.
+ Giao thông khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.
+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rừng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn nhưng tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và công sức.
+ Thị trường kém phát triển.
Câu 7:
Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên?
Việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, vì :
- Trong điều kiện hiện nay của đất nước, việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của dân cư, về thực chất là đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt: gỗ rừng và lâm sản, đất nông nghiệp, khoáng sản, sinh vật,... đang bị khai thác quá mức. Diện tích đất trống, đồi trọc ngày một tăng lên, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh thái tác động xấu đến nguồn nước các dòng sông, hồ nước của các nhà máy thuỷ điện; nguồn nước cung cấp cho Đồng bằng sông Hồng cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp.