Dựa vào hình 1, em hãy:
- Cho biết các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.
- So sánh độ cao của các điểm B1, B2, B3, C.
- Cho biết một bạn muốn leo lên đỉnh A2, để đỡ leo dốc, thì nên đi theo đường D1 – A2 hay sườn D2 – A2.
- Các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau 100 mét.
- So sánh độ cao giữa các điểm B1, B2, B3, C:
B3 = C (900m) < B1 (1000m) < B2 (1100m).
- Một bạn muốn leo lên đỉnh A2, ta nên đi theo sườn D1-A2 vì đường này dài hơn (các đường đồng mức cách xa nhau) chứng tỏ địa hình thoải. Với địa hình thoải thì việc leo núi sẽ dễ hơn.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Căn cứ vào hình 2, em hãy:
- Cho biết lát cắt lần lượt đi qua các dạng địa hình nào.
- Xác định độ cao của đỉnh Ngọc Linh.
1. Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
* Đường đồng mức
- Khái niệm: Là đường nối liền những điểm có cùng độ cao.
- Đặc điểm
+ Các đường đồng mức cách nhau một độ cao đều đặn gọi là khoảng cao đều.
+ Các đường đồng mức càng gần nhau, địa hình càng dốc.
+ Các đường đồng mức càng cách xa nhau, địa hình càng thoải.
* Hướng dẫn đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn
- Trước hết, cần xác định được các đường đồng mức có khoảng cao đều cách nhau bao nhiêu mét.
- Căn cứ vào các đường này, ta có thể tính ra độ cao của các địa điềm trên lược đồ.
- Căn cứ vào độ gần hay xa nhau của đường đồng mức, ta biết được độ dốc của địa hình.
- Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ, ta tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.
2. Đọc lát cắt địa hình đơn giản
Hướng dẫn đọc lát cắt địa hình:
- Khi đọc lát cắt, trước tiên ta phải xác định được điềm bắt đầu và điềm cuối của lát cắt.
- Từ hai điểm mốc này, ta có thể biết được lát cắt có hướng như thế nào, đi qua những điểm độ cao, dạng địa hình đặc biệt nào, độ dốc của địa hình biến đổi ra sao,...
- Từ đó, ta có thể mô tả sự thay đồi của địa hình từ điểm đầu đến điềm cuối lát cắt.
- Dựa vào tỉ lệ lát cắt, có thề tinh được khoảng cách giữa các địa điềm.