Bài 17: Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất - Bộ Cánh diều
-
3327 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nước có ở những đâu trên Trái Đất? Ở đâu là nhiều nhất?
- Nước có ở trong:
+ Biển và đại dương
+ Nước trên lục địa: ao, hồ, sông, suối, nước ngầm.
+ Hơi nước trong không khí.
+ Nước trong cơ thể sinh vật.
- Nước trong biển và đại dương chiếm nhiều nhất là 97,2% lượng nước của thủy quyển.
Câu 2:
Đọc hình 17.2, hãy mô tả lại vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất theo thứ tự từ (1) đến (7).
- Vòng tuần hoàn của nước:
Nước bốc hơi (1) lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây (2), mây bay vào đất liền (3) nặng hạt tạo thành mưa (4) rơi xuống đất, nước chảy thành sông (5) đổ ra biển, hoặc ngấm xuống đất (6) tạo thành nước ngầm rồi chảy ra biển (7) tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.
Câu 3:
Quan sát quả Địa cầu, hãy cho biết bán cầu Bắc hay bán cầu Nam có tỉ lệ đại dương nhiều hơn.
Bán cầu Nam có tỉ lệ đại dương nhiều hơn.
Câu 4:
Hãy chứng minh rằng tài nguyên nước ngọt rất quan trọng đối với sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Con người và sinh vật cần nước ngọt để duy trì sự sống và phát triển.
- Phần lớn nước trên Trái Đất là nước mặn, nước ngọt chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ mà hầu hết lại đóng băng ở 2 cực và trên các đỉnh núi cao.
- Hiện nay, nguồn nước ngọt đang có nguy cơ bị ô nhiễm, nếu con người không sử dụng hợp lý và tiết kiệm, sẽ dẫn đến thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Câu 5:
Tài nguyên nước ngọt của Trái Đất, đặc biệt là nước sông, hồ là vô tận hay có hạn? Hãy giải thích cho ý kiến của mình.
- Nước trên sông hồ sẽ tài nguyên có hạn nếu con người không sử dụng hợp lý và tiết kiệm.
- Nếu nước sông, hồ bị ô nhiễm, chúng ta sẽ không sử dụng được nữa. Hơn nữa, các sông hồ phân bố không đều trên bề mặt Trái Đất. Ở những nơi khí hậu nóng và khô hạn, nước sông hồ có nguy cơ cạn kiệt nếu không biết bảo vệ và sử dụng lãng phí.
Câu 7:
Ngày nào sau đây được lấy là ngày nước thế giới?
Đáp án B.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8:
Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ
Đáp án C.
SGK/164, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9:
Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành
Đáp án D.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11:
Năng lượng Mặt Trời là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vòng tuần hoàn nào sau đây?
Đáp án B.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 12:
Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là
Đáp án D.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.
Câu 14:
Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?
Đáp án A.
Trong các thành phần của nước ngọt, băng chiếm tỉ trọng lớn nhất (68,7%), tiếp đến là nước dưới đất (nước ngầm - 30,1%) và nước mặt, nước khác chiếm một lượng rất nhỏ (1,2%).
Câu 15:
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có
Đáp án D.
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có nước biển, nước sông hồ và nước ngầm.
Câu 16:
Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là
Đáp án A.
Cơ chế của vòng tuần hoàn nước là: Do tác dụng của nhiệt độ nước biển và đại dương bốc hơi rồi hình thành mây. Gió đưa mây vào vào đất liền gây mưa, một phần nước mưa tụ lại thành sông suối rồi chảy ra biển, phần khác ngấm xuống đất tạo ra nguồn nước ngầm chảy ra sông suối rồi ra biển. Như vậy, nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là năng lượng bức xạ Mặt Trời (nhiệt độ, gió,...).
Câu 17:
Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?
Đáp án A.
SGK/165, lịch sử và địa lí 6.