Thứ bảy, 17/05/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 14,540

Nguyên nhân dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

A. chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Đáp án chính xác

B. nước ta có tài nguyên thiên nhiên  phong phú, đa dạng.

C. chính sách chuyển cư hợp lí, phân bố lại lao động.

D. kiểm soát gia tăng dân số hợp lí, thúc đẩy đô thị hóa.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần là từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần (tư nhân, cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

=> Do vậy sẽ mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển, các vùng chuyên canh thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ.

    Các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển chủ yếu thu hút đầu tư về lĩnh vực công nghiệp (nhờ lợi thế về vị trí, lao động, tài nguyên) sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (tăng tỉ trọng công nghiệp xây dựng  và dịch vụ)

=> Như vậy một trong những nguyên nhân đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần.

Chọn: A.

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ngành ngoại thương của nước ta ngày càng phát triển do

Xem đáp án » 29/12/2021 915

Câu 2:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta là

Xem đáp án » 29/12/2021 550

Câu 3:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014

Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 29/12/2021 454

Câu 4:

Biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta là

Xem đáp án » 29/12/2021 435

Câu 5:

Tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng chứng tỏ

Xem đáp án » 29/12/2021 401

Câu 6:

Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta?

Xem đáp án » 29/12/2021 391

Câu 7:

Nội dung nào sau đây không biểu hiện chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ ở nước ta?

Xem đáp án » 29/12/2021 283

Câu 8:

Nét đặc trưng của công cuộc Đổi mới ở nước ta là

Xem đáp án » 29/12/2021 280

Câu 9:

Tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất chứng tỏ

Xem đáp án » 29/12/2021 268

Câu 10:

Khi gia nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi nước ta phải

Xem đáp án » 29/12/2021 262

Câu 11:

Nhận định nào sau đây không phải khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế nước ta?

Xem đáp án » 29/12/2021 248

Câu 12:

Sự kiện lớn diễn ra vào những năm đầu của thế kỉ XXI, đánh dấu thành công to lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta là

Xem đáp án » 29/12/2021 238

Câu 13:

Kết quả của công cuộc Đổi mới đã tác động như thế nào đến nền kinh tế nước ta?

Xem đáp án » 29/12/2021 234

Câu 14:

Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển biến tích cực theo hướng

Xem đáp án » 29/12/2021 234

Câu 15:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo thành phần kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014

Nhận xét nào sau đây không đúng

Xem đáp án » 29/12/2021 231

LÝ THUYẾT

1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành:

   + Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.

   + Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

   + Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hay, chi tiết

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1990 đến năm 2002

- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.

- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:

   + Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.

   + Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.

Lý thuyết Địa Lí 9 Bài 6: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam hay, chi tiết

Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm năm 2002

2. Những thành tựu và thách thức

* Thành tựu:

   + Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.

   + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

   + Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

* Thách thức:

- Trong nước:

   + Hạn chế về vấn đề việc làm, phát triển văn hóa, y tế, xóa đói giảm nghèo…, đặc biệt đời sống nhân dân ở vùng núi.

   + Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

   + Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.

- Trên thế giới:

   + Biến động thị trường thế giới và khu vực.

   + Các thách thức khi tham gia AFTA, WTO,…: cạnh tranh gay gắt, chênh lệch trình độ kinh tế.

⇒ Nước ta cần nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.