Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.
Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là:
A. Dòng điện xoay chiều
B. Dòng điện có chiều không đổi
C. Không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây
D. Không xác định được
Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín B là dòng điện xoay chiều
Vì, khi thanh nam châm tiến lại gần vị trí cân bằng OA, số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây B sẽ tăng, dòng điện cảm ứng theo một chiều nào đó thì khi thanh nam châm tiến ra xa vị trí cân bằng OA , số lượng đường sức từ gửi qua cuộn dây B sẽ giảm, dòng điện theo chiều ngược lại => dòng điện xoay chiều
Đáp án: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.
Chọn phát biểu đúng.Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang
Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?
Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi:
Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
Bố trí thí nghiệm như hình:
Chọn phát biểu đúng khi ta tiến hành đưa thanh nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây và từ trong ra ngoài cuộn dây.
1. Chiều của dòng điện cảm ứng
- Dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
- Nếu liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều.
⇒ Dòng điện luân phiên đổi chiều được gọi là dòng điện xoay chiều.
2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều
Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều:
- Cách 1: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín
- Cách 2: Cho cuộn dây quay trong từ trường