Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
A. Có tiềm năng lớn về đất phù sa ngọt.
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm.
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn.
D. Có sông ngòi dày đặc.
Giải thích: Mục 2, SGK/187 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm việc nào sau đây?
Phương châm “sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm mục đích nào sau đây?
Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Nhờ đặc điểm nào sau đây mà giao thông vận tải đường thủy, hoạt động sản xuất và sinh hoạt ở ĐBSCL được thuận lợi?
Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Nguyên nhân nào sau đây đã làm cho trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị giảm sút?
Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
Trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sống Cửu Long là
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL vào mùa khô là
Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là
Nhận định nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về biện pháp để làm cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long không tách khỏi hoạt động kinh tế của con người?
1) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.
2) Đối với vùng biển, hướng chính trong việc khai thác kinh tế là kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo nên một thể kinh tế liên hoàn.
3) Cần giải quyết vấn đề nước ngọt trong mùa khô để thau chua, rửa mặn cho đất phèn, đất mặn; duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.
4) Cần chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau, đồng thời khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.
1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long
- Lãnh thổ: Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh/thành phố; diện tích hơn 40 nghìn km2 (chiếm 12%); Dân số 17,4 triệu người (18,1% dân số cả nước - 2019).
- Tiếp giáp: Đông Nam Bộ, biển Đông, vịnh Thái Lan và Campuchia.
- Đặc điểm: Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó.
2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu
Sơ đồ các loại đất chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
a) Thế mạnh
- Đất đai (3 nhóm đất chính)
+ Đất phù sa ngọt: diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích), màu mỡ nhất, phân bố thành dải dọc sông Tiền, sông Hậu.
+ Đất phèn: có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (41%). Đất phèn tập trung ở Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau.
+ Đất mặn: 75 vạn ha (19%) phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan.
CÁC LOẠI ĐẤT CHÍNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- Khí hậu: tính chất cận xích đạo, thuận lợi phát triển nông nghiệp.
- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn.
- Sinh vật: rừng ngập mặn và rừng tràm; động vật có giá trị là cá và chim.
- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm, mặt nước,…
b) Hạn chế
- Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn.
- Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
- Thiên tai: lũ lụt, hạn hán,…
Hạn hán nặng nề vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long
3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2017 (%)
- Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tháo chua rửa mặn, cải tạo đất,...
- Cần phải duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách.
- Định hướng
+ Tạo ra các giống cây trồng chịu phèn, chịu mặn.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
+ Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền để tạo kinh tế liên hoàn.
+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hàng năm.