Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?
I. Tạo ADN tái tổ hợp
II.Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện
III. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút
A. I, II, III
B. III, II, I
C. III, I, II
D. II, III, I
Các khâu của kĩ thuật gen:
+ Bước 1: Tách ADN của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut
+ Bước 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.
+ Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học
Người ta sử dụng yếu tố nào để cắt và nối ADN lại trong kĩ thuật gen?
Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?
Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:
Trong kĩ thuật gen, khi đưa vào tế bào nhận là tế bào động vật, thực vật hay nấm men, thì đoạn ADN của tế bào của loài cho cần phải được:
Tác nhân vật lí dùng để gây đột biến gồm 3 loại chính: các tia phóng xạ, tia tử ngoại và sốc nhiệt.
1. Các tia phóng xạ
Tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta... khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.
2. Tia tử ngoại
Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên chỉ dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu dùng để gây các đột biến gen.
3. Sốc nhiệt
Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột làm cho cơ chế tự báo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rối loạn sự phân bào thường phát sinh đột biến sô lượng NST.
- Hóa chất: êtyl mêtan sunphônat (EMS), nitrôzô mêtyl urê (NMU), nitrôzô êtyl urê (NEU)...
- Cơ chế: Người ta có thể ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hoá chất có nồng độ thích hợp; tiêm dung dịch vào bầu nhụy; quấn bông có tầm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. Đối với vật nuôi, có thể cho hoá chất tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
Người ta thường dùng dung dịch cônsixin để tạo thể đa bội.
- Chú ý: Các hoá chất gây đột biến đều có tính độc cao, nguy hiểm đối với người sử dụng nên khi dùng cần đeo khẩu trang và mang găng tay cao su, mặc quần áo bảo hộ lao động,...
- Chọn các thể đột biến tạo ra chất có hoạt tính cao: Từ thể đột biến cho hoạt tính pênixilin cao, tạo ra bằng chiếu xạ bào tử người ta tạo được chủng nấm pênixilin có hoạt tính cao hơn 200 lần dạng ban đầu.
- Chọn các thể đột biến sinh trường mạnh để tăng sinh khối ở nấm men và vi khuẩn.
- Chọn các thể đột biến giảm sức sống (yếu hơn dạng ban đầu) không còn khả lăng gây bệnh mà đóng vai trò một kháng nguyên, gây miễn dịch ổn định cho vật chỉ chống được loại vi sinh vật đó. Trên nguyên tắc này, người ta đã tạo được các acxin phòng bệnh cho người và gia súc.