Dựa vào các hình 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hoàn thành ô chữ về biển, đại dương và tìm ra từ khoá tại ô chữ hàng dọc tô màu đen dưới đây.
1. Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh mang lại nguồn lợi tự nhiên nào?
2. Sóng biển được sinh ra chủ yếu do nguyên nhân nào?
3. Vào các ngày trăng tròn hoặc không trăng thường xảy ra hiện tượng thuỷ triều nào?
4. Đại dương nào có diện tích và độ sâu lớn nhất?
Dựa vào hình 18.1 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 - Bộ sách Chân trời sáng tạo trang 173 và kiến thức đã học, em hãy cho biết độ muối và nhiệt độ của nước biển và đại dương cao nhất, thấp nhất ở khu vực nào.
Độ muối của nước biển và đại dương.
- Cao nhất ở:
- Thấp nhất ở:
Nhiệt độ của nước biển và đại dương
- Cao nhất ở:
- Thấp nhất ở:
Những thông tin sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Đánh dấu (X) vào các ô tương ứng bên cạnh mỗi thông tin.
TT |
Nội dung |
Đ |
S |
1 |
Trên bề mặt Trái Đất, diện tích đại dương nhỏ hơn diện tích lục địa. |
|
|
2 |
Biển Đông là một bộ phận của Thái Bình Dương. |
|
|
3 |
Đại Tây Dương là đại dương có diện tích lớn nhất thế giới. |
|
|
4 |
Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương khoảng 17°C. |
|
|
5 |
Độ muối trung bình của nước biển và đại dương là 35%o. |
|
|
6 |
Nước biển di chuyển theo chiều ngang. |
|
|
7 |
Nguyên nhân sinh ra sóng biển chủ yếu do gió. |
|
|
8 |
Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là do lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất. |
|
|
9 |
Cách xác định dòng biển nóng hoặc lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh. |
|
|
Dựa vào các hình 18.1, 18.2, 18.3, 18.4 và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Mực nước biển trong hình thay đổi như thế nào?
I. Các Đại dương trên Trái Đất
- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.
- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.
- Trên các đại dương còn có các biển, vũng, vịnh và đảo,…
II. Nhiệt độ, độ muối, của nước biển và đại dương
* Đặc điểm
- Nước ở biển và đại dương có vị mặn.
- Độ muối trung bình của nước đại dương là 35%o và khác nhau giữa các vùng.
- Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 170C.
* Nguyên nhân
- Nhiệt độ khác nhau giữa các vùng biển
+ Vị trí địa lí.
+ Điều kiện khí hậu.
+ Một số điều kiện tự nhiên khác (nước, đất,…).
- Độ muối khác nhau giữa các vùng biển
+ Nguồn nước sông chảy vào.
+ Độ bốc hơi của nước trên biển và đại dương khác nhau.
III. Sự vận động của nước biển và đại dương
1. Sóng biển
- Khái niệm: Là sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt
- Nguyên nhân chính tạo ra sóng là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
- Phân loại: sóng thần, sóng bạc đầu, sóng lừng,...
- Ảnh hưởng: Sóng thần gây thiệt hại lớn về người và tài sản,...
2. Thuỷ triều
- Khái niệm: Là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định trong ngày.
- Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng đối với Trái Đất.
- Phân loại: Triều cường và triều kém.
- Ảnh hưởng: Khai thác năng lượng, áp dụng trong quân sự, đánh bắt hải sản,...
3. Dòng biển
- Khái niệm: Là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.
- Nguyên nhân: Do hệ thống gió thường xuyên của hoàn lưu khí quyển.
- Phân loại: Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
- Ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu nơi dòng biển chạy qua.
+ Nơi gặp nhau của các dòng biển tạo ra các ngư trường giàu hải sản,…