Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai một tiểu phẩm về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
Lời giải:
(*) Tham khảo: tiểu phẩm “HÃY NẮM CHẶT TAY NHAU”
Giới thiệu nhân vật:
- Hoàng – là học sinh lớp 7A, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (bố mất sớm, người mẹ bị tật nguyền luôn phải tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi Hoàng ăn học). Ở lớp, Hoàng là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc các bạn, khiến cô giáo phiền lòng
- Cô Nhung: giáo viên chủ nhiệm lớp 7A
- Ngoc, Lan, Tuấn: bạn học cùng lớp với Hoàng
Nội dung tiểu phẩm:
(Cảnh 1: Trống vào lớp, các bạn đang ngồi chăm chú ôn bài. Hoàng bước vào)
Hoàng: Xin chào các bạn!
Tuấn (đứng lên gọi Hoàng): Hoàng ơi, chuẩn bị thi giữa kỳ rồi, vào ôn bài với chúng tớ đi!
Hoàng: Tớ đang đói quá, chẳng có tâm trạng học hành đâu. (sau đó, Hoàng chỉ vào Ngọc) À Ngọc à, hôm nay bạn có mang đồ ăn cho mình không?
Ngọc (lấm lét nhìn Hoàng): Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.
Hoàng: Cái gì, không có là sao, tớ không chịu được đói đâu. Có ai có gì ăn không?
Lan: Có, tớ còn cái bánh mỳ chưa kịp ăn đây. Tớ chia cho cậu một nửa nhé!
Hoàng (giằng lấy, ăn liền): Bánh mỳ cũng được, tớ ăn tạm vậy. Mà tớ ăn tất đấy, một nửa cái bánh mì thì thấm tháp vào đâu
Lan (ánh mắt tỏ vẻ bất lực): Nhưng… nhưng tớ cũng chưa ăn gì mà
Hoàng (trợn mắt nhìn Lan): Thì kệ cậu!
(Cảnh 2: Vừa lúc đó, cô giáo bước vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào cô)
Cô Nhung: Cô chào các con! Mời các con ngồi xuống! Hôm nay cô có một tin muốn thông báo tới các con, đó là: nhà trường đang chuẩn bị chương trình: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt em Vi – học sinh lớp 6C đang mắc căn bệnh hiểm nghèo. (Cô giáo dừng một chút, đưa mắt quan sát cả lớp) Để hưởng ứng chương trình, nhà trường khuyến khích các con có thể quyên góp: sách báo, quần áo hoặc đồ dùng học tập,… để gửi tới các bạn; bên cạnh đó, chúng ta sẽ gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các con có đồng ý không?
Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
(Bỗng mặt Lan tái mét, tay ôm bụng. Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa đầu, người hỏi han)
Cô Nhung: Lan, con làm sao thế?
Lan: Cô ơi, con thấy chóng mặt quá với con hơi đau bụng ạ!
Cô Nhung: Sáng nay con đã ăn gì chưa?
Lan: Dạ… Dạ… con ăn rồi ạ!
Cô giáo: Vậy có lẽ con bị ngộ độc thực phẩm, nói cho cô nghe, con đã ăn gì nào?
Lan: Dạ … dạ … con
Tuấn (nói chen vào): Thưa cô, hôm nay bạn Lan chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, Hoàng đã lấy bánh mỳ của Lan.
Cô Nhung (nhìn sang Hoàng): Lan chưa ăn sáng, vậy có lẽ con bị hạ đường huyết! Để cô đưa con xuống phòng y tế! (Cô quay lại, nói với cả lớp): Trong lúc cô đưa Lan xuống phòng y tế, các con hãy giữ trật tự và lấy sách vở ra ôn lại bài nhé!
(Cảnh 3: Cô giáo trở về lớp học sau khi đưa Lan xuống phòng y tế)
Cô Nhung (nói với Hoàng, giọng nghiêm nghị): Hoàng, con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?
Hoàng (gãi đầu): Dạ…dạ … lúc nãy con đói quá nên đã lấy bánh mỳ của bạn Lan ạ.
Cô Nhung: Sáng nay con chưa ăn gì sao?
Hoàng (bật khóc): thưa cô, nhà con…. Nhà con chỉ còn một chút gạo, đến cuối tháng mẹ con mới được lĩnh lương. Sáng nay trước khi đi làm, mẹ đã nấu cháo cho con, nhưng con không ăn, con để dành, để đến trưa mẹ con có thể ăn nhiều thêm một chút. Con, con xin lỗi cô! Mình xin lỗi các bạn!
Cô Nhung (ôm Hoàng vào lòng vỗ về): Hoàng à, cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu khúc mắc thì hãy chia sẻ với cô, với các bạn, cô và các bạn sẽ giúp con, được không nào? (cô quay lại với các học sinh khác): Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?
Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!
Cô Nhung: Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy đọc câu chuyện sau và thực hiện yêu cầu.
BÁT CHÈ XẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con.Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục: - Ăn đi, Bác cùng ăn...
- Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.
Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin.
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn ra rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng rồi...
Câu hỏi:
- Em cảm nhận gì về hành động của Bác trong câu chuyện trên?
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
- Sự thành công của con người trong ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. (Dale Carnegie)
- Ba chìa khoá dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. (Wiliam Arthur Ward)
Hãy viết một bức thư (khoảng 150 chữ) thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng do bão, lũ.
Em hãy đọc các ý kiến sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Ý kiến |
Đồng tình |
Không đồng tình |
1. Cảm thông là luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác. |
|
|
2. Quan tâm nhiều đến người khác sẽ làm bản thân dễ bị trói buộc. |
|
|
3. Chia sẻ là sự đồng cảm với người khác khi họ gặp khó khăn. |
|
|
4. Chỉ nên thể hiện tình yêu thương và quan tâm người khác bằng lời nói. |
|
|
5. Quan tâm là thường xuyên hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. |
|
|
Tình huống 2: Từ nhỏ, V phải sống cùng ông bà. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông bà phải đi làm nhiều việc khác nhau nhưng V cũng chỉ biết thế chứ ít quan tâm ông bà. Một hôm, V đi học về thấy bà đang bị bệnh, nằm trên giường, V liền đi cất cặp sách và đến ân cần chăm sóc, hỏi thăm: “Bà thấy trong người sao rồi ạ! Bà cần gì thì gọi cháu lấy ạ!”.
Em có nhận xét gì về việc làm của V?
Tình huống 3: Đi học về, M thấy em trai ăn cơm xong nhưng vẫn để chén bát trên bàn mà không dọn dẹp. Khi M nhắc nhở, em trai trả lời: “Tại sao em phải dọn dẹp, đó là việc của mẹ mà?”. M giải thích nhưng em trai cố tình không nghe và còn tỏ thái độ khó chịu.
Nếu là M, em sẽ khuyên em trai như thế nào?
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: H và T chơi thân với nhau từ nhỏ. Một hôm, H chạy xe đạp không cẩn thận bị té và đau ở chân nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Dù học khác lớp nhưng vì thương bạn, hằng ngày, T đều đến nhà H rất sớm để chở bạn đến trường Không những thế, T còn dìu bạn đến tận lớp rồi mới quay về lớp của mình.
Em có đồng tình với hành động của T không? Vì sao?
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: đồng cảm, đặt mình, chú ý, vị trí, đời sống, hành động, khích lệ
- Quan tâm là thường xuyên ………… đến người khác. Cảm thông là …………… vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự …………. san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những …………. hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.
- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong ………… xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau..
- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào ………. của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, ……… bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
Em hãy khoanh tròn đáp án về biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ.
a. Luôn sẵn sàng lắng nghe những chia sẻ của người khác.
b. Nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình.
c. Biết san sẻ niềm vui, xoa dịu nỗi buồn với những người xung quanh.
d. Không cần cân nhắc việc thực hiện các hành động có thể ảnh hưởng xấu đến người khác.
e. Cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính, vụ lợi.
g. Chia sẻ là sẵn sàng cho đi mà không mong cầu được nhận lại.
Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.
Hành động |
Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
Biểu hiện trái với sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ |
a. T thường xuyên gọi điện thoại về quê hỏi thăm ông, bà vào những ngày cuối tuần. |
|
|
b. V luôn tỏ ra cảm thông với mọi người để được mọi người ủng hộ trong công việc. |
|
|
c. Mẹ bị bệnh, G trông em và làm việc nhà để mẹ nghỉ ngơi, điều trị bệnh. |
|
|
d. Là lớp trưởng nên N quyết mọi việc mà thường không quan tâm đến cảm xúc của các bạn. |
|
|
e. Lớp 7C quyên góp tiền để ủng hộ và chia sẻ với đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ. |
|
|
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.