Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Giáo dục công dân Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án

Giải VTH GDCD 7 CTST Chủ đề 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có đáp án

  • 106 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:

Gợi ý: đồng cảm, đặt mình, chú ý, vị trí, đời sống, hành động, khích lệ

- Quan tâm là thường xuyên ………… đến người khác. Cảm thông là …………… vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự …………. san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những …………. hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong ………… xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau..

- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào ………. của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, ……… bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Xem đáp án

Lời giải:

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác. Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ. Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,... hay những hành động hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau.

- Quan tâm, cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa trong đời sống xã hội hiện nay. Qua đó, chúng ta có thể hỗ trợ, giúp đỡ và thấu hiểu lẫn nhau..

- Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ cần quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác và luôn sẵn sàng giúp đỡ họ. Bản thân mỗi học sinh cần chủ động quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác và động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện. Đồng thời, cần góp ý, phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.


Câu 4:

Em hãy đọc các ý kiến sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Ý kiến

Đồng tình

Không

đồng tình

1. Cảm thông là luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác.

 

 

2. Quan tâm nhiều đến người khác sẽ làm bản thân dễ bị trói buộc.

 

 

3. Chia sẻ là sự đồng cảm với người khác khi họ gặp khó khăn.

 

 

4. Chỉ nên thể hiện tình yêu thương và quan tâm người khác bằng lời nói.

 

 

5. Quan tâm là thường xuyên hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Ý kiến

Đồng tình

Không

đồng tình

1. Cảm thông là luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác.

x

 

2. Quan tâm nhiều đến người khác sẽ làm bản thân dễ bị trói buộc.

 

x

3. Chia sẻ là sự đồng cảm với người khác khi họ gặp khó khăn.

x

 

4. Chỉ nên thể hiện tình yêu thương và quan tâm người khác bằng lời nói.

 

x

5. Quan tâm là thường xuyên hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau.

x

 


Câu 6:

Tình huống 2: Từ nhỏ, V phải sống cùng ông bà. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông bà phải đi làm nhiều việc khác nhau nhưng V cũng chỉ biết thế chứ ít quan tâm ông bà. Một hôm, V đi học về thấy bà đang bị bệnh, nằm trên giường, V liền đi cất cặp sách và đến ân cần chăm sóc, hỏi thăm: “Bà thấy trong người sao rồi ạ! Bà cần gì thì gọi cháu lấy ạ!”.

Em có nhận xét gì về việc làm của V?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 2: Hành động ân cần chăm sóc, hỏi thăm của T khi thấy bà bị mệt là hành động đúng, T nên tiếp tục thực hiện: không chỉ quan tâm khi ông bà bị ốm, mà T cũng có thể thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với ông bà thông qua nhiều lời nói và hành động khác, ví dụ: giúp ông bà dọn dẹp nhà cửa, giúp ông bà nấu cơm,…


Câu 7:

Tình huống 3: Đi học về, M thấy em trai ăn cơm xong nhưng vẫn để chén bát trên bàn mà không dọn dẹp. Khi M nhắc nhở, em trai trả lời: “Tại sao em phải dọn dẹp, đó là việc của mẹ mà?”. M giải thích nhưng em trai cố tình không nghe và còn tỏ thái độ khó chịu.

Nếu là M, em sẽ khuyên em trai như thế nào?

Xem đáp án

- Trả lời câu hỏi tình huống 3: Nếu là M, sẽ sẽ khuyên em trai: “Bố mẹ đã phải lao động rất vất vả để mưu sinh và chăm sóc, nuôi nấng chị em mình. Vì vậy, chúng ta cần biết ơn, yêu thương và quan tâm, giúp đỡ bố mẹ. Chị em mình tuy còn nhỏ tuổi, nhưng có thể giúp đỡ bố mẹ thông qua những việc làm phù hợp, như: rửa bát, dọn dẹp nhà cửa, phụ giúp bố mẹ nấu cơm,…”.


Câu 9:

- Em hãy nêu 3 điều cần thực hiện sau khi đọc câu chuyện trên.

Xem đáp án

- Yêu cầu số 2: 3 điều cần thực hiện sau khi đọc câu chuyện trên:

+ Luôn quan tâm, yêu thương, sẻ chia với mọi người

+ Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ

+ Phê phán những người có lời nói và hành động làm tổn thương tới người khác.


Câu 10:

Em hãy đọc các hành động sau và đánh dấu X vào cột tương ứng.

Hành động

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Biểu hiện trái với sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

a. T thường xuyên gọi điện thoại về quê hỏi thăm ông, bà vào những ngày cuối tuần.

 

 

b. V luôn tỏ ra cảm thông với mọi người để được mọi người ủng hộ trong công việc.

 

 

c. Mẹ bị bệnh, G trông em và làm việc nhà để mẹ nghỉ ngơi, điều trị bệnh.

 

 

d. Là lớp trưởng nên N quyết mọi việc mà thường không quan tâm đến cảm xúc của các bạn.

 

 

e. Lớp 7C quyên góp tiền để ủng hộ và chia sẻ với đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ.

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Hành động

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Biểu hiện trái với sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

a. T thường xuyên gọi điện thoại về quê hỏi thăm ông, bà vào những ngày cuối tuần.

x

 

b. V luôn tỏ ra cảm thông với mọi người để được mọi người ủng hộ trong công việc.

 

x

c. Mẹ bị bệnh, G trông em và làm việc nhà để mẹ nghỉ ngơi, điều trị bệnh.

x

 

d. Là lớp trưởng nên N quyết mọi việc mà thường không quan tâm đến cảm xúc của các bạn.

 

x

e. Lớp 7C quyên góp tiền để ủng hộ và chia sẻ với đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, lũ.

x

 


Câu 11:

Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Sự thành công của con người trong ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. (Dale Carnegie)

- Ba chìa khoá dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ cùng người khác. (Wiliam Arthur Ward)

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Lựa chọn thông điệp: Sự thành công của con người trong ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông. (Dale Carnegie)

(*) Bài viết tham khảo:

Cuộc sống của con người luôn diễn ra với những điều chúng ta không thể lường trước được. Trên bước đường chinh phục và trải nghiệm cuộc sống, sẽ có những lúc chúng ta gặp phải khó khăn, mất mát,… khiến cho ta gục ngã, buồn bã, tổn thương,… Vì vậy, bất cứ ai trong chúng ta cũng cần cho đi và nhận lại sự cảm thông. Dale Carnegie từng nói: “Sự thành công của con người trong ứng xử với người khác phụ thuộc vào việc nắm được góc nhìn của người khác với thái độ cảm thông”, vậy, theo các bạn: cảm thông là gì? nó có vai trò gì trong cuộc sống?

Cảm thông được định nghĩa là sự thấu hiểu, chia sẻ lắng nghe và cảm nhận nỗi đau nỗi buồn của người khác. Sự cảm thông chỉ xuất phát từ trái tim chân thành, không toan tính vụ lợi. Khi con người cảm thông cho nhau tức là họ hiểu được những gì đối phương đang trải qua đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ bao bọc. Trái tim ở đây là tâm hồn, tình cảm, là sự thông cảm giữa con người với con người là phương tiện truyền tải và cảm nhận cảm xúc. Một trái tim biết yêu thương là một trái tim biết rung động trước những sự khổ đau mà người khác gặp phải.

Cảm thông chính là chìa khóa mở cửa trái tim. Bởi có sự cảm thông, con người trở nên có tình thương, rút ngắn khoảng cách của không gian thời gian, kéo gần những người xa lạ và thắt chặt tình cảm của những người đã quen biết. Sự cảm thông có thể xoa dịu được nỗi đau hoặc làm tan biến hận thù. Hai người có thể không cùng một tiếng nói, không cùng một tư tưởng, nhưng nếu như họ biết cảm thông, nhường nhịn và thông cảm với nhau, chắc chắn họ có thể dung hòa, thậm chí tiến tới thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp.

Trong tình yêu đôi lứa, sự cảm thông được thể hiện qua cách cả hai chấp nhận những tật xấu, những thói quen của nhau và từ đó cùng nhau chỉnh sửa, khắc phục, dung hòa. Khi ấy, sự cảm thông không còn bó hẹp trong khuôn khổ là đồng cảm, chia sẻ mà đó còn là khát vọng ước muốn gắn kết bền chặt. Đâu ai cắt nghĩa được tình yêu, tình yêu có thể khiến hai trái tim xa lạ bỗng cùng nhịp đập, đó là sự cảm thông để hai người có thể chung sống thuận hòa với nhau.

Trong cuộc sống, sự cảm thông giúp chúng ta phân biệt được đúng sai phải trái. Chúng ta thấu hiểu được những hoàn cảnh khó khăn để rồi giúp đỡ, cưu mang họ. Nhìn thấy một người ăn xin ngoài đường, chúng ta cảm thấy thương xót, đó chính là cảm thông. Trong công việc, không ít những lần chúng ta gặp khó khăn, không thể giao tiếp với đồng nghiệp, nhưng nếu có sự cảm thông, từ những khó khăn ấy có thể trở thành động lực để từ đồng nghiệp tiến tới những người cộng sự hay người bạn thân thiết. Những trái tim thường có sự cảm thông khi cùng gặp một hoàn cảnh, vì vậy, thay vì cãi cọ, tranh luận, tại sao chúng ta không ngồi xuống nói chuyện, chia sẻ để thấu hiểu và thông cảm cho nhau hơn.

Sự cảm thông chính là sức mạnh tinh thần, giúp con người không chỉ vượt qua thử thách khó khăn trước mắt mà còn khiến con người trở nên hoàn thiện theo từng ngày. Có được sự cảm thông, con người luôn muốn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để tìm ra phương pháp học tập, nghiên cứu, mang lại kết quả tốt. Như vậy, cảm thông đã trở thành nguồn năng lượng tích cực giúp con người hướng tới cái thiện, cái đẹp.

Đối với những người nghệ sĩ, những người làm về âm nhạc hay văn học, cảm thông chính là cầu nối kết nối giữa con người với con người bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Nghe một giai điệu nhạc nào đó, có thể chúng ta không hoàn toàn hiểu được lời bài hát nhưng chúng ta có sự đồng cảm, có sự cảm thông. Hay đơn giản như một câu chuyện, một số phận được kể lại trong tác phẩm văn học khiến chúng ta cảm thông, đồng điệu với những khó khăn, niềm vui, nỗi buồn mà nhân vật đối mặt. Khi đó, tác phẩm văn học ấy đã làm tròn được trọng trách truyền tải cảm xúc tới con người.

Cảm thông là chiếc chìa khóa mở cửa trái tim người khác. Có cảm thông, con người bớt e dè, ngại ngùng với nhau, có thể thoải mái sẻ chia, góp ý để cùng nhau hoàn thiện. Một khi đã thấu hiểu đối phương, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được những gì họ đang trải qua..

Biết lắng nghe, cảm nhận, biết cảm thông và chia sẻ, biết mở rộng trái tim để hòa cùng nhịp đập với người khác, đó là cách mà con người cho đi và đồng thời nhận lại. Ai có một trái tim biết cảm thông, sẻ chia chắc chắn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp. Sự cảm thông chính là chiếc chìa khóa để mở cửa trái tim của người khác, và khi đó, trái tim của chúng ta cũng được rộng mở, bao dung, độ lượng hơn.


Câu 12:

Em hãy hợp tác cùng bạn để xây dựng kịch bản và sắm vai một tiểu phẩm về sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Tham khảo: tiểu phẩm “HÃY NẮM CHẶT TAY NHAU”

Giới thiệu nhân vật:

- Hoàng – là học sinh lớp 7A, có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn (bố mất sớm, người mẹ bị tật nguyền luôn phải tần tảo, vất vả sớm hôm để nuôi Hoàng ăn học). Ở lớp, Hoàng là một học sinh nghịch ngợm, hay trêu chọc các bạn, khiến cô giáo phiền lòng

- Cô Nhung: giáo viên chủ nhiệm lớp 7A

- Ngoc, Lan, Tuấn: bạn học cùng lớp với Hoàng

Nội dung tiểu phẩm:

(Cảnh 1: Trống vào lớp, các bạn đang ngồi chăm chú ôn bài. Hoàng bước vào)

Hoàng: Xin chào các bạn!

Tuấn (đứng lên gọi Hoàng): Hoàng ơi, chuẩn bị thi giữa kỳ rồi, vào ôn bài với chúng tớ đi!

Hoàng: Tớ đang đói quá, chẳng có tâm trạng học hành đâu. (sau đó, Hoàng chỉ vào Ngọc) À Ngọc à, hôm nay bạn có mang đồ ăn cho mình không?

Ngọc (lấm lét nhìn Hoàng): Nhưng mà tớ hôm nay hết tiền rồi.

Hoàng: Cái gì, không có là sao, tớ không chịu được đói đâu. Có ai có gì ăn không?

Lan: Có, tớ còn cái bánh mỳ chưa kịp ăn đây. Tớ chia cho cậu một nửa nhé!

Hoàng (giằng lấy, ăn liền): Bánh mỳ cũng được, tớ ăn tạm vậy. Mà tớ ăn tất đấy, một nửa cái bánh mì thì thấm tháp vào đâu

Lan (ánh mắt tỏ vẻ bất lực): Nhưng… nhưng tớ cũng chưa ăn gì mà

Hoàng (trợn mắt nhìn Lan): Thì kệ cậu!

(Cảnh 2: Vừa lúc đó, cô giáo bước vào lớp. Cả lớp đứng dậy chào cô)

Cô Nhung: Cô chào các con! Mời các con ngồi xuống! Hôm nay cô có một tin muốn thông báo tới các con, đó là: nhà trường đang chuẩn bị chương trình: Hoà nhịp đập con tim để ủng hộ cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt em Vi – học sinh lớp 6C đang mắc căn bệnh hiểm nghèo. (Cô giáo dừng một chút, đưa mắt quan sát cả lớp) Để hưởng ứng chương trình, nhà trường khuyến khích các con có thể quyên góp: sách báo, quần áo hoặc đồ dùng học tập,… để gửi tới các bạn; bên cạnh đó, chúng ta sẽ gấp những con sếu trắng, biểu tượng cho sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống, các con có đồng ý không?

Tất cả học sinh: Đồng ý ạ! Đồng ý ạ!

(Bỗng mặt Lan tái mét, tay ôm bụng. Cô giáo cùng các bạn chạy tới, người xoa đầu, người hỏi han)

Cô Nhung: Lan, con làm sao thế?

Lan: Cô ơi, con thấy chóng mặt quá với con hơi đau bụng ạ!

Cô Nhung: Sáng nay con đã ăn gì chưa?

Lan: Dạ… Dạ… con ăn rồi ạ!

Cô giáo: Vậy có lẽ con bị ngộ độc thực phẩm, nói cho cô nghe, con đã ăn gì nào?

Lan: Dạ … dạ … con

Tuấn (nói chen vào): Thưa cô, hôm nay bạn Lan chưa ăn gì đâu ạ! Lúc nãy, Hoàng đã lấy bánh mỳ của Lan.

Cô Nhung (nhìn sang Hoàng): Lan chưa ăn sáng, vậy có lẽ con bị hạ đường huyết! Để cô đưa con xuống phòng y tế! (Cô quay lại, nói với cả lớp): Trong lúc cô đưa Lan xuống phòng y tế, các con hãy giữ trật tự và lấy sách vở ra ôn lại bài nhé!

(Cảnh 3: Cô giáo trở về lớp học sau khi đưa Lan xuống phòng y tế)

Cô Nhung (nói với Hoàng, giọng nghiêm nghị): Hoàng, con đã lấy phần ăn sáng của bạn à?

Hoàng (gãi đầu): Dạ…dạ … lúc nãy con đói quá nên đã lấy bánh mỳ của bạn Lan ạ.

Cô Nhung: Sáng nay con chưa ăn gì sao?

Hoàng (bật khóc): thưa cô, nhà con…. Nhà con chỉ còn một chút gạo, đến cuối tháng mẹ con mới được lĩnh lương. Sáng nay trước khi đi làm, mẹ đã nấu cháo cho con, nhưng con không ăn, con để dành, để đến trưa mẹ con có thể ăn nhiều thêm một chút. Con, con xin lỗi cô! Mình xin lỗi các bạn!

Cô Nhung (ôm Hoàng vào lòng vỗ về): Hoàng à, cô đã hiểu hoàn cảnh của con. Nhưng con ạ, ông bà ta đã dạy: Đói cho sạch, rách cho thơm. Lần sau, nếu khúc mắc thì hãy chia sẻ với cô, với các bạn, cô và các bạn sẽ giúp con, được không nào? (cô quay lại với các học sinh khác): Còn các con, lần sau chúng mình có quà gì đều chia sẻ với bạn nhé! Các con có đồng ý không?

Tất cả học sinh: đồng ý ạ! Đồng ý ạ!

Cô Nhung: Cô rất vui khi các con đã hiểu và biết chia sẻ vui buồn với bạn. Các con đều như là anh em một nhà.


Câu 13:

Hãy viết một bức thư (khoảng 150 chữ) thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với khó khăn của đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng do bão, lũ.

Xem đáp án

Lời giải:

(*) Bài viết tham khảo:

Hà Nội, ngày... tháng... năm....

Hoàn thân mến!

Mình là Minh đây. Mấy hôm trước khi xem ti vi, mình thấy họ dự báo rằng cơn bão số bảy sẽ đổ bộ vào miền Bắc. Sức gió rất mạnh, một số nơi bị ảnh hưởng của cơn bão này. Những nơi gần sông, biển, mọi người cùng nhau xây đắp đê thật chắc để giữ cho các cánh đồng hay các bể tôm, cá, đề phòng nước tràn vào. Mình được biết quê bạn là tâm cơn bão đổ bộ nên mọi người càng lo xây đắp đê chắc chắn hơn.

Mấy ngày sau, đã có thông tin thêm. Một số nơi bị vỡ đê, nước mặn tràn vào làm cho gia súc, gia cầm chết hết. Có người thì bị mất người thân, nhà cửa,... Và sau đó, mình biết tin rằng ở vùng quê bạn, đê đã vỡ. Sóng nước tràn vào. Cha mẹ bạn đã bị dòng nước cuốn đi. May sao, bạn đã được các chú bộ đội biên phòng cứu giúp. Mình rất mừng vì bạn không sao nhưng mình cũng buồn vì cha mẹ bạn đã ra đi mãi mãi.

Hoàn ơi! Đừng qua đau buồn, rồi bạn sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh bạn còn có các bác hàng xóm và có cả những người bạn như mình. Hãy lo học thật giỏi, cha mẹ bạn ở thế giới bên chắc cũng yên lòng nhắm mắt. Ở phường mình đang có phong trào quyên góp tiền ủng hộ các nạn nhân chịu ảnh hưởng của đợt lũ lụt vừa qua. Riêng mình, mình gửi cho bạn một quyển vở đáng yêu,thêm cả một chiếc bút xinh xắn và toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hoàn nhận cho mình nhé! Chúc bạn khoẻ. Mong nhận được thư bạn.

Kí tên

……………


Bắt đầu thi ngay