IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 406

Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường qui định:

A. Có thể đưa trực tiếp ra môi trường 

B. Có thể tự do chuyên chở chất thải từ nơi này sang nơi khác 

C. Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp 

Đáp án chính xác

D. Chôn vào đất

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đối với chất thải công nghiệp và sinh hoạt, luật bảo vệ môi trường qui định các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Hành động nào sau đây làm suy thoái môi trường:

Xem đáp án » 30/12/2021 1,266

Câu 2:

Chọn từ phù hợp trong số các từ cho sẵn và điền vào chỗ trống trong câu sau: "Giữ gìn cải tạo thiên nhiên là…..của mỗi chúng ta".

Xem đáp án » 30/12/2021 1,221

Câu 3:

Luật Bảo vệ môi trường qui định: "Cần quy hoạch bãi rác thải nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường" có tác dụng gì ?

Xem đáp án » 30/12/2021 715

Câu 4:

Luật Bảo vệ môi trường quy định việc bảo vệ môi trường nhằm

Xem đáp án » 30/12/2021 591

Câu 5:

Đối với việc sử dụng đất sản xuất, Luật Bảo vệ môi trường quy định cho người được sử dụng là:

Xem đáp án » 30/12/2021 452

Câu 6:

Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường qui định:

Xem đáp án » 30/12/2021 423

Câu 7:

Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:

Xem đáp án » 30/12/2021 401

Câu 8:

Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là:

Xem đáp án » 30/12/2021 394

LÝ THUYẾT

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

- Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường tự nhiên.

- Đồng thời luật cũng điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.

- Các ví dụ về thực hiện Luật Bảo vệ môi trường:

Nội dung Luật Bảo vệ môi trường quy định Hậu quả có thế có nếu không có Luật Bảo vệ môi trường
Khai thác rừng

Cấm khai thác rừng

Không khai thác rừng đầu nguồn

Nạn khai thác rừng bừa bãi, rừng đầu nguồn bị khai phá, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng cao,…
Săn bắn động vật hoang dã Nghiêm cấm Động vật hoang dã bị săn bắn ngày càng nhiều, nhiều loài rơi vào tình trạng tuyệt chủng
Đổ rác thải công nghiệp, rác sinh hoạt Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải ra môi trường Rác thải xả ra bừa bãi, môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng
Sử dụng đất Có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất Sử dụng đất không có kế hoạch, tài nguyên đất bị ô nhiễm nghiêm trọng
Sử dụng các chất độc hại như chất phóng xạ và các hóa chất độc khác Có biện pháp sử dụng các chất một cách an toàn, theo tiêu chuẩn quy định, phải xử lú chất thải bằng công nghệ thích hợp Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày càng có nhiều bệnh tật mà nguyên nhân do các chất hóa học độc hại
Khi vi phạm các điều cấm của Luật Bảo vệ môi trường, gây sự cố môi trường Cơ sở và cá nhân vi phạm bị xử phạt và phải chi phí hoặc đền bù cho việc gây ra sự cố môi trường Cá nhân và cơ sở gây nên sự cố về môi trường nhưng không bị xử lí, môi trường càng lúc càng bị hủy hoại nghiêm trọng

- Nội dung của luật bảo vệ môi trường: gồm 7 chương

+ Chương I: Những quy định chung, xác định đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo vệ môi trường các tổ chức và cá nhân

+ Chương II: Bao gồm các quy định về phòng chống suy thoái môi trường như: đất, nước, không khí, các nguồn lợi sinh vật, các hệ sinh thái, các nguồn gen, đa dạng sinh học, cảnh quan. Chương này cũng quy định cấm nhập các chất thải vào Việt Nam

+ Chương III: Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp

+ Chương IV: Qui định nội dung quản lí nhà nước về bảo vệ môi trường, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường từ các cơ quan Trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường từ các cơ quan trung ương, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ tài nguyên và môi trường, Thanh tra Nhà nước …

+ Chương V: Quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường

+ Chương VI: Khen thưởng và xử lí vi phạm luật

+ Chương VII: Điều khoản thi hành luật

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

1. Phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương II)

- Quy định về phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan tới việc sử dụng các thành phần môi trường như đất, nước, không khí, sinh vật, các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan.

- Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.

2. Khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi trường (Chương III)

- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp.

- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về mặt môi trường.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

- Mỗi người đều có trách nhiệm thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường.

- Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường và vận động mọi người cùng bảo vệ môi trường.