Công cụ lao động bằng đá của Người tối cổ được tìm thấy nhiều ở đâu trên đất nước Việt Nam?
A. Hang Đồng Nội (Hòa Bình).
B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Đáp án đúng là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc tư liệu dưới đây và thực hiện nhiệm vụ.
“Trên vách đá lối đi vào hang Đồng Nội có 3 hình khắc mặt người và 1 hình mặt thú. Mặt giữa to nhất, các nét chi tiết mắt, mũi, miệng rõ ràng, cân đối, nét khắc dứt khoát, khoẻ, khuôn mặt vuông vức, lông mày đậm gợi cho người xem cảm giác đây là chân dung một người đàn ông. Hai mặt người hai bên có nét khắc mảnh và mềm hơn, nét cong của khuôn mặt được thể hiện rõ gợi khuôn mặt tròn trịa và nữ tính hơn, các chi tiết mắt, mũi, miệng gần nhau. Đặc biệt phía trên đầu của cả 3 hình khắc đều có hình gần giống chữ Y gợi ta nhớ đến hình sừng thú. Có nhiều giả thuyết về hình này, song tập trung lại gồm 2 giả thuyết. Đây là một cách hoá trang để có thể lại gần các con thú. Đồng thời có thể là một nghi lễ gắn với một hình thức thờ phụng gì đó của người Việt cổ...”. (Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2013) |
|
- Trên vách đá hang Đồng Nội có bao nhiêu hình khắc? Đó là những hình gì? => Trả lời: - Chữ Y được khắc trên đầu của ba hình mặt người tượng trưng cho điều gì? => Trả lời: - Em có nhận xét gì về tư duy hình tượng và nghệ thuật của cư dân thuộc văn hoá Hòa Bình? => Trả lời: |
Các hoạt động từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt và chăn nuôi của người nguyên thuỷ diễn ra như thế nào?
Động lực để người nguyên thuỷ dần biến đổi thành Người tinh khôn là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn.
B. Trải qua thời gian hàng triệu năm.
C. Ảnh hưởng của điều kiện sống.
D. Có sự phân công lao động giữa các thành viên trong công xã thị tộc.
Dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai cũng xuất hiện rất sớm ở
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Quan sát hình 4.1, 4.2, 4.3, em hãy tóm tắt nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ ở Việt Nam.
- Đời sống vật chất: => Trả lời: - Đời sống tinh thần: => Trả lời: |
I. CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
- Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển:
+ Bầy người nguyên thủy: gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau, có người đứng đầu, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.
+ Công xã thị tộc: gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh sống cùng nhau, đứng đầu là tộc trưởng. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng, gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc.
- Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
1. Lao động và công cụ lao động
- Sự phát triển của công cụ đá: từ công cụ thô sơ như rìu cầm tay hay mảnh tước dần dần con người biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, biết dùng cung tên…
- Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình.
2. Từ hái lượm, săn bắt tới trồng trọt, chăn nuôi
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
- Qua hái lượm và săn bắt, người nguyên thuỷ biết trồng trọt và chăn nuôi, bắt đầu sống định cư.
- Ở Việt Nam, dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện từ thời kì văn hóa Hòa Bình. Địa bàn cư trú của người nguyên thuỷ được mở rộng ở nhiều vùng khác nhau.
III. ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
- Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, tiến bộ:
+ Đã có tục chôn cất người chết.
+ Vẽ tranh trên vách đá…