Giải VTH Lịch sử 6 CTST Bài 4: Xã hội nguyên thủy có đáp án
-
64 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Động lực để người nguyên thuỷ dần biến đổi thành Người tinh khôn là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn.
B. Trải qua thời gian hàng triệu năm.
C. Ảnh hưởng của điều kiện sống.
D. Có sự phân công lao động giữa các thành viên trong công xã thị tộc.
Đáp án đúng là: A
Câu 2:
Công cụ lao động bằng đá của Người tối cổ được tìm thấy nhiều ở đâu trên đất nước Việt Nam?
A. Hang Đồng Nội (Hòa Bình).
B. Núi Đọ (Thanh Hóa).
C. Hoa Lư (Ninh Bình).
D. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Đáp án đúng là: B
Câu 3:
Dấu tích của một nền nông nghiệp sơ khai cũng xuất hiện rất sớm ở
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Thái Lan.
D. In-đô-nê-xi-a.
Đáp án đúng là: A
Câu 4:
Các hoạt động từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt và chăn nuôi của người nguyên thuỷ diễn ra như thế nào?
- Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng.
- Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngũ cốc, những loại rau quả có thể trồng được. Từ săn bắn, người nguyên thủy dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi.
- Cùng với sự phát triển của công cụ đá mài, trồng trọt, chăn nuôi và thuần dưỡng động vật, người nguyên thủy bắt đầu đời sống định cư.
Câu 5:
Quan sát hình ảnh kết hợp đọc tư liệu dưới đây và thực hiện nhiệm vụ.
“Trên vách đá lối đi vào hang Đồng Nội có 3 hình khắc mặt người và 1 hình mặt thú. Mặt giữa to nhất, các nét chi tiết mắt, mũi, miệng rõ ràng, cân đối, nét khắc dứt khoát, khoẻ, khuôn mặt vuông vức, lông mày đậm gợi cho người xem cảm giác đây là chân dung một người đàn ông. Hai mặt người hai bên có nét khắc mảnh và mềm hơn, nét cong của khuôn mặt được thể hiện rõ gợi khuôn mặt tròn trịa và nữ tính hơn, các chi tiết mắt, mũi, miệng gần nhau. Đặc biệt phía trên đầu của cả 3 hình khắc đều có hình gần giống chữ Y gợi ta nhớ đến hình sừng thú. Có nhiều giả thuyết về hình này, song tập trung lại gồm 2 giả thuyết. Đây là một cách hoá trang để có thể lại gần các con thú. Đồng thời có thể là một nghi lễ gắn với một hình thức thờ phụng gì đó của người Việt cổ...”. (Phạm Thị Chỉnh, Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, 2013) |
|
- Trên vách đá hang Đồng Nội có bao nhiêu hình khắc? Đó là những hình gì? => Trả lời: - Chữ Y được khắc trên đầu của ba hình mặt người tượng trưng cho điều gì? => Trả lời: - Em có nhận xét gì về tư duy hình tượng và nghệ thuật của cư dân thuộc văn hoá Hòa Bình? => Trả lời: |
- Trên vách đá hang Đồng Nội có bao nhiêu hình khắc? Đó là những hình gì? => Trả lời: + Trên vách đá lối đi vào hang Đồng Nội có 4 hình khắc. + Đó là: 3 hình khắc mặt người và 1 hình mặt thú. - Chữ Y được khắc trên đầu của ba hình mặt người tượng trưng cho điều gì? => Trả lời: Có 2 giả thuyết lý giải về hình chữ Y được khắc trên đầu 3 hình mặt người tại hang Đồng Nội (Hòa Bình): + Giả thuyết thứ nhất: đây là một cách hoá trang để người nguyên thủy có thể lại gần các con thú. + Giả thuyết thứ hai: hình chữ Y có thể là một nghi lễ gắn với một hình thức thờ phụng gì đó của người Việt cổ... - Em có nhận xét gì về tư duy hình tượng và nghệ thuật của cư dân thuộc văn hoá Hòa Bình? => Trả lời: Người nguyên thủy đã có đời sống tinh thần phong phú, trong đó nổi bật là đời sống tâm linh và nghệ thuật |
Câu 6:
Quan sát hình 4.1, 4.2, 4.3, em hãy tóm tắt nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ ở Việt Nam.
- Đời sống vật chất: => Trả lời: - Đời sống tinh thần: => Trả lời: |
- Đời sống vật chất:
=> Trả lời:
- Về công cụ lao động:
+ Chủ yếu sử dụng nguyên liệu đá để chế tác công cụ lao động; ngoài đá, con người còn sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác, như: xương thú,…
+ Tới thời kì đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ lao động của con người ngày càng phát triển; con người bước đầu biết chế tác đồ gốm.
- Về cách thức lao động: từ chỗ lấy săn bắt – hái lượm làm nguồn sống chính, con người đã từng bước chuyển sang sang trồng trọt và chăn nuôi gia súc.
- Về địa bàn cư trú: từ chỗ cư trú trong các hang động, mái đá, ven bờ sông, suối; con người đã dần quần tụ nhau lại thành các thị tộc, bộ lạc, định cư ở những địa bàn cư trú ổn định và ngày càng mở rộng.
- Đời sống tinh thần:
=> Trả lời: Đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam rất phong phú:
+ Hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Con người đã biết dùng đồ trang sức, như: vòng cổ và chuỗi hạt xương (bằng cách đem khoan lỗi rồi lấy dây xâu lại); vòng tay, hoa tai…
+ Con người biết chế tác các nhạc cụ từ xương thú hoặc đá