Câu hỏi 3 trang 141 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Mô tả diễn biến, nguyên nhân và hậu quả của trận động đất.
- Xác định các vành đai động đất.
* Diễn biến và hậu quả của động đất
- Khi mọi người đang làm việc và các thiết rung lắc và rơi xuống đất vỡ tan.
- Thành phố đổ nát, thiếu nước và mất điện.
- Cường độ 7,8 độ richte, gây ra thương vong cho hàng nghìn người.
* Nguyên nhân: Do sự dịch chuyển của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a về phía Bắc dẫn đến va đập ở các chỗ nứt gãy và làm chấn động vùng núi Himalaya.
* Các vành đai động đất
- Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.
- Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.
- Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
- Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Câu hỏi 4 trang 142 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 9.4 và thông tin trong bài, em hãy:
- Xác định các vành đai núi lửa trên thế giới.
- Cho biết vì sao núi lửa có thể phun trào? Việc núi lửa phun trào dẫn đến hậu quả gì?
Luyện tập trang 143 Địa Lí lớp 6:
1. Em hãy cho biết các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau không? Tại sao?
2. Em hãy nêu tên của hai mảnh kiến tạo xô vào nhau và tên của hai mảng kiến tạo tách xa nhau.
Câu hỏi 2 trang 140 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 9.3, em hãy:
- Cho biết lớp vỏ Trái Đất có các mảng kiến tạo lớn nào?
- Xác định nơi tiếp giáp giữa các mảng kiến tạo đang xô vào nhau và giữa các mảng đang tách xa nhau.
Câu hỏi 5 trang 143 Địa Lí lớp 6:
- Thông tin về động đất và núi lửa có ở những nguồn nào?
- Những từ khóa nào thường được sử dụng để tìm thông tin về núi lửa và động đất?
Vận dụng trang 143 Địa Lí lớp 6: Em hãy lựa chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
- Giả sử khi đang ở trong lớp học, nếu có động đất xảy ra, em sẽ làm gì?
- Em hãy tìm các thông tin về động đất và núi lửa trên thế giới hiện nay.
Câu hỏi 1 trang 139 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 9.1, bảng 9.1 và thông tin trong bài em hãy cho biết:
- Trái Đất gồm những lớp nào?
- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?
I. Cấu tạo của Trái Đất
- Trái Đất cấu tạo gồm 3 lớp: Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân.
- Đặc điểm của từng lớp
Lớp |
Vỏ Trái Đất |
Man-ti |
Nhân |
Độ dày |
Từ 5km đến 70km. |
Gần 3000km. |
Trên 3000km. |
Trạng thái vật chất |
Rắn chắc. |
Từ quánh dẻo đến rắn |
Từ lỏng đến rắn. |
Nhiệt độ |
Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 10000C. |
Khoảng từ 15000C đến 37000C. |
Cao nhất khoảng 50000C. |
- Lớp vỏ Trái Đất
+ Đặc điểm: nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên như đất, không khí, nước, sinh vật,...
+ Phân loại: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
+ Cấu tạo
|
Đặc điểm |
Độ dày |
Vỏ lục địa |
Được cấu tạo bởi đá granit. |
25 đến 70km. |
Vỏ đại dương |
Được cấu tạo bởi đá badan. |
5 đến 10km. |
II. Các mảng kiến tạo
- Các mảng kiến tạo
+ Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.
+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.
- Đặc điểm
+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái
Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.
III. Động đất
- Khái niệm: Là hiện tượng lớp vỏ Trái Đất rung chuyển với nhiều cường độ khác nhau và diễn ra trong thời gian ngắn.
- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.
- Hậu quả
+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng.
+ Có thể gây nên lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.
- Biện pháp: Dự báo động đất, di dân xa các đới đứt gãy, các khu vực có rung chấn,…
IV. Núi lửa
- Khái niệm: Là hiện tượng phun trào măcma lên trên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.
- Các bộ phận của núi lửa: lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham, bụi.
- Hậu quả
+ Tích cực: Tạo cảnh quan du lịch, đất giàu dinh dưỡng phát triển nông nghiệp, tạo điện nhiệt,…
+ Tiêu cực: Thiệt hại về con người, ô nhiễm môi trường, đời sống và sản xuất của con người.
- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...
- Biện pháp: Sơ tán dân ở khu vực gần núi lửa, gần đới đứt gãy, dự báo,…