- Học sinh có thể tìm kiếm thông tin các nhóm đất ở nước ta qua sách, báo, internet,…
- Nước ta có một số nhóm đất
+ Đất đỏ badan: tập trung nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng núi nước ta, trồng các loại cây quan trọng, sản lượng cao, giá trị kinh tế cho con người,…
+ Đất feralit đỏ vàng: sử dụng để trồng một số cây công nghiệp (chè, quế, cà phê,…), canh tác cây lương thực: lúa, ngô, sắn mì,...
+ Đất phù sa sông: phân bố ở vùng đồng bằng, ven biển, hạ lưu các con sông,… thích hợp trồng cây lương thực, cây hoa màu,…
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Luyện tập trang 181 Địa Lí lớp 6: Em hãy cho biết:
- Vai trò của lớp đất đối với sinh vật (thực vật, động vật,....).
- Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất? Giải thích vì sao em chọn nhân tố đó?
Câu hỏi 2 trang 179 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 19.2 và thông tin trong bài em hãy cho biết:
- Có mấy tầng đất chính?
- Tầng nào chứa chất mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?
Câu hỏi 4 trang 180 Địa Lí lớp 6:
Dựa vào hình 19.4 em hãy kể tên:
- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới.
- Các nhóm đất điển hình ở lục địa Á-Âu và lục địa Phi.
Câu hỏi 3 trang 179 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 19.3 và thông tin trong bài, em hãy cho biết những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tích cực hoặc tiêu cực.
Câu hỏi 1 trang 178 Địa Lí lớp 6: Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài em hãy:
- Cho biết các thành phần chính của đất.
- Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất?
- Thành phần nào quan trọng nhất?
I. Lớp đất, các thành phần chính của đất và tầng đất
1. Lớp đất
- Khái niệm: Là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì là khả năng cung cấp nước, không khí, nhiệt và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
2. Các thành phần chính của đất
- Lớp đất trên các lục địa bao gồm các thành phần là chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.
- Chất vô cơ chiếm phần lớn trọng lượng của đất bao gồm các hạt cát, hạt sét...
- Chất hữu cơ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng là phần quan trọng nhất của đất.
- Nước và không khí tồn tại giữa các khe hở của đất, giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các tầng đất
- Các tầng: Tầng hữu cơ, tầng đá mặt, tầng tích tụ và tầng đá mẹ.
- Đặc điểm của các tầng
+ Tầng hữu cơ: Là tầng trên cùng, bao gồm các tàn tích hữu cơ (cành khô, lá mục,..) đang bị phân giải.
+ Tầng đất mặt: Được hình thành do vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ tạo nên chất mún, thường tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
+ Tầng tích tụ: Được hình thành do các vật chất bị hoà tan và tích tụ lại từ các tầng đất phía trên xuống.
+ Tầng đá mẹ: Là nơi chứa các sản phẩm phong hoá bị biến đổi để hình thành đất.
II. Các nhân tố hình thành đất
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.
- Đá mẹ là nguồn cung cất vật chất vô cơ cho đất quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
- Khí hậu tác động tới quá trình hình thành đất bằng lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi, nhiệt độ thúc đẩy quá trình hòa tan và tích tụ chất hữu cơ.
- Sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đất, góp phần tích tụ, phân hủy và biến đổi chất hữu cơ, tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ,…
III. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới
- Lớp đất trên Trái Đất rất đa dạng.
- Chia thành các nhóm đất dựa vào: Quá trình, nhân tố hình thành và tính chất của đất.
- Một số nhóm đất chính: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốtdôn, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
- Các nhóm đất có sự khác nhau rất lớn về màu sắc, thành phần, bề dày và độ xốp.