Trong túi có 5 tấm thẻ, mỗi thẻ được ghi một trong các số: 8, 16, 19, 20 và 25. Lấy ngẫu nhiên từ trong túi ra một tấm thẻ. Xét các biến cố sau:
A: “ Lấy được tấm thẻ ghi số chính phương.”
B: “ Lấy được tấm thẻ ghi số nguyên tố.”
C: “ Lấy được tấm thẻ ghi bội số của 6.”
a) Trong hai biến cố A và B, biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?
b) Tính xác suất của các biến cố B và C.
Lời giải
a) Biến cố A xảy ra khi lấy được thẻ số 16 hoặc 25; biến cố B xảy ra khi lấy được tấm thẻ số 19. Vậy biến cố A có khả năng xảy ra cao hơn.
b) Xác suất của biến cố B bằng \[\frac{1}{5}\]
C là biến cố không thể nên có xác suất bằng 0.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi B3 – B4.
Bạn Nga quay vòng quay như hình bên một lần. Xét các biến cố sau:
E: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số 1”.
F: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số 2.”.
G: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số 3”.
H: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi số 4”.
Biến cố nào có khả năng xảy ra cao nhất?
A. E;
B. F;
C. G;
D. H.
Khi lấy bóng từ túi nào, khả năng xảy ra của biến cố A cao nhất?
A. Túi 1;
B. Túi 2;
C. Túi 3;
D. Túi 4.
Viết ngẫu nhiên một số nguyên dương có hai chữ số. Xét các biến cố sau:
A: “ Số vừa viết chia hết cho cả 5 và 17.”
B: “ Số vừa viết chia 10 dư 1.”
C: “ Số vừa viết là số chính phương.”
a) Trong ba biến cố trên, biến cố nào có khả năng xảy ra cao nhất?
Quay vòng quay như hình bên một lần. Xét các biến cố:
A: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi một nguyên âm”.
B: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi một phụ âm”.
C: “ Mũi tên chỉ vào ô ghi chữ K”.
a) Trong hai biến cố A và B, biến cố nào có khả năng xảy ra cao hơn?
b) Tính xác suất của biến cố C.
Lớp 7A có 35 học sinh. Đội văn nghệ của lớp có 9 bạn trong đó có 8 bạn nữ.
a) Chọn ngẫu nhiên một bạn thuộc đội văn nghệ. Hỏi khả năng sẽ chọn được bạn nam hay bạn nữ cao hơn?
b) Cô giáo chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A để hát cho cả lớp nghe. Tính xác suất cô giáo chọn được đúng bạn nam thuộc đội văn nghệ.
Sáu mặt của một con xúc xắc được ghi các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tính xác suất của các biến cố sau?
A: “ Tổng các số xuất hiện trên hai xúc xắc không lớn hơn 12.”
B: “ Hiệu các số xuất hiện trên hai xúc xắc bằng 6.”
Hai biến cố nào là đồng khả năng (có khả năng xảy ra như nhau)?
A. F và H;
B. E và F;
C. E và G;
D. G và H.
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi B1 – B2.
Có bốn túi đựng các quả bóng cùng loại với số lượng và màu sắc như trong hình sau:
Bạn Đức lấy ngẫu nhiên từ mỗi túi ra một quả bóng. Xét biến cố:
A: “ Quả bóng lấy ra có màu đen”.
Khi Đức lấy bóng từ túi 3, khả năng xảy ra của biến cố A là:
A. Không thể xảy ra;
B. Ít khả năng xảy ra;
C. Nhiều khả năng xảy ra;
D. Chắc chắn xảy ra.