Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên có đáp án

Giải VTH Toán 7 CTST Bài 2. Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên có đáp án

  • 107 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Khi lấy bóng từ túi nào, khả năng xảy ra của biến cố A cao nhất?

A. Túi 1;

B. Túi 2;

C. Túi 3;

D. Túi 4.

Xem đáp án

Lời giải

Các túi 1, 3, 4 đều có bóng màu trắng, nên vẫn có khả năng không xảy ra biến cố A. Xác suất xảy ra biến cố A khi lấy bóng từ các túi này lớn hơn 0 và nhỏ hơn 1.

Riêng túi 2 chỉ có bóng màu đen nên khi lấy bóng từ túi 2 sẽ luôn xảy ra biến cố A. Xác xuất xảy ra biến cố A khi lấy bóng từ túi 2 bằng 1.

Vậy khi lấy bóng từ túi 2, khả năng xảy ra của biến cố A cao nhất. Chọn đáp án B.


Câu 4:

Hai biến cố nào là đồng khả năng (có khả năng xảy ra như nhau)?

A. F và H;

B. E và F;

C. E và G;

D. G và H.

Xem đáp án

Lời giải

Do số ô ghi số 1 và số 2 bằng nhau và bằng 1 nên biến cố mũi tên chỉ vào ô số 1 và ô số 2 có khả năng xảy ra như nhau. Hay biến cố E và F có đồng khả năng xảy ra.

Vậy chọn đáp án B.


Câu 5:

Sáu mặt của một con xúc xắc được ghi các số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tính xác suất của các biến cố sau?

Media VietJack

A: “ Tổng các số xuất hiện trên hai xúc xắc không lớn hơn 12.”

B: “ Hiệu các số xuất hiện trên hai xúc xắc bằng 6.”

Xem đáp án

Lời giải

Khi gieo hai xúc xắc trên ta thấy:

- Tổng các số xuất hiện trên hai xúc xắc luôn nhỏ hơn hoặc bằng 12.

Vậy A là biến cố chắc chắn nên có xác suất bằng 1.

- Hiệu các số xuất hiện trên hai xúc xắc luôn nhỏ hơn 6.

Vậy B là biến cố không thể nên có xác suất bằng 0.


Câu 8:

Lớp 7A có 35 học sinh. Đội văn nghệ của lớp có 9 bạn trong đó có 8 bạn nữ.

a) Chọn ngẫu nhiên một bạn thuộc đội văn nghệ. Hỏi khả năng sẽ chọn được bạn nam hay bạn nữ cao hơn?

b) Cô giáo chọn ngẫu nhiên một bạn trong lớp 7A để hát cho cả lớp nghe. Tính xác suất cô giáo chọn được đúng bạn nam thuộc đội văn nghệ.

Xem đáp án

Lời giải

a) Đội văn nghệ có 1 nam và 8 nữ nên khả năng chọn được bạn nữ sẽ cao hơn.

b) Trong số 35 học sinh cả lớp chỉ có 1 bạn nam thuộc đội văn nghệ. Vậy xác suất chọn được bạn nam thuộc đội văn nghệ bằng \(\frac{1}{{35}}\).


Câu 9:

Viết ngẫu nhiên một số nguyên dương có hai chữ số. Xét các biến cố sau:

A: “ Số vừa viết chia hết cho cả 5 và 17.”

B: “ Số vừa viết chia 10 dư 1.”

C: “ Số vừa viết là số chính phương.”

a) Trong ba biến cố trên, biến cố nào có khả năng xảy ra cao nhất?

Xem đáp án

Lời giải

a) Biến cố A xảy ra sau khi viết số 85.

Biến cố B xảy ra khi viết số: 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81, 91.

Biến cố C xảy ra khi viết số: 16, 25, 36, 49, 64, 81.

Vậy biến cố B có khả năng xảy ra cao nhất.


Câu 10:

b) Tính xác suất của các biến cố A.
Xem đáp án

Lời giải

b) Xác suất của biến cố A là \(\frac{1}{{90}}\).

Giải thích thêm:

Ta có các biến cố:

Ai: “Viết được số i”, với 10 i 99, i 85.

A: “Viết được số 85”.

Ta thấy các biến cố Ai (10 i 99, i 85) có đồng khả năng xảy ra nên mỗi biến cố có xác suất xảy ra là \(\frac{1}{{90}}\).


Câu 11:

Trong một hộp có 8 quả bóng trắng, 7 quả bóng đỏ và 5 quả bóng xanh. Không nhìn vào hộp, lấy ra 12 quả bóng. Tính xác suất của biến cố “ Các bóng còn lại trong hộp có 3 quả bóng cùng màu.”
Xem đáp án

Lời giải

Có tất cả 20 quả bóng. Sau khi lấy ra 12 quả, trong hộp còn lại 8 quả bóng.

Giả sử các bóng còn lại trong hộp không có 3 quả bóng nào cùng màu. Vậy ta mới có nhiều nhất 2 bóng trắng, 2 bóng đỏ và 2 bóng xanh. Tổng có 6 quả bóng, trong khi thực tế còn lại 8 quả bóng trong hộp. Như vậy 2 quả bóng còn lại phải cùng màu với 1 trong 3 loại bóng, hoặc 2 trong 3 loại bóng. Suy ra trong 8 quả bóng còn lại trong hộp, ta luôn có 3 quả cùng màu.

Vậy biến cố các bóng còn lại trong hộp có 3 quả bóng cùng màu là biến cố chắc chắn và có xác suất bằng 1.


Bắt đầu thi ngay