Em hãy cho biết xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn đã gây nên hệ quả gì?
- Hệ quả về chính trị:
+ Sự thống nhất của đất nước bị xâm phạm. Từ năm 1672, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt Đại Việt thành hai đàng: Đàng Ngoài (từ Sông Gianh trở ra bắc) do con cháu họ Trịnh thay nhau cai quản; Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào nam) do con cháu họ Nguyễn truyền nối nhau cầm quyền.
+ Hình thành cục diện “một cung vua - hai phủ chúa” (cả hai chính quyền Trịnh, Nguyễn đều dùng niên hiệu vua Lê, đều thừa nhận quốc hiệu Đại Việt).
- Hệ quả về kinh tế - xã hội:
+ Trong thời gian diễn ra chiến sự, hoạt động kinh tế của đất nước bị tàn phá.
+ Đời sống nhân dân khốn khổ (đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự).
- Hệ quả về lãnh thổ, lãnh hải:
+ Lãnh thổ Đàng Trong dần được được mở rộng về phía Nam
+ Chính quyền chúa Nguyễn triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tìm hiểu thêm về di tích thành của nhà Mạc, đặc biệt ở Cao Bằng, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu về di tích đó.
Em hãy cho biết những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.
Nêu những biểu hiện cho thấy sự suy yếu của chính quyền và dòng họ Lê sau thời kì Lê sơ. Em hiểu gì về cụm từ “Vua Lê - chúa Trịnh”; “chúa Nguyễn”; “Đàng Trong - Đàng Ngoài”?
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giải thích nguyên nhân làm bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn.
Dấu vết còn lại của thành nhà Mạc ở Lạng Sơn gợi lại cho chúng ta một giai đoạn được bắt đầu với sự xuất hiện của Vương triều Mạc. Vậy, nhà Mạc đã ra đời như thế nào? Vì sao xung đột Nam - Bắc triều, sau đó là phân tranh giữa họ Trịnh và họ Nguyễn lại bùng nổ? Các cuộc chiến tranh ấy đã để lại hệ quả như thế nào cho đất nước?