Bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX
-
1398 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Qua bảng thống kê (SGK, trang 56) em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?
- Con số cho thấy, số lượng xuất khẩu tăng nhanh, tỉ lệ thuận với số người chết đói tăng nhanh. Chứng tỏ chính sách thống trị của thực dân Anh hết sức tàn bạo.
- Kinh tế: bóc lột thậm tệ nhân dân Ấn Độ, kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Ấn Độ.
- Chính trị: dùng chính sách chia để trị, chia rẽ tôn giáo, dân tộc.
- Hậu quả: Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.
Câu 2:
Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1859)
Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ân Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn. Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
Câu 3:
Nêu những hậu quả sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Quần chúng nông dân bị bần cùng hóa (người dân mất ruộng, thủ công nghiệp suy sụp, nền văn minh lâu đời bị phá hoại, mâu thuẫn giữa các sắc tộc, tôn giáo Ấn nảy sinh). Nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh, vì thể cuộc đấu tranh chống thực dân Anh tất yếu sẽ nổ ra.
Câu 4:
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là gì?
Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục tiêu đấu tranh là giành tự chủ, phát triển kinh tế dân tộc.