Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc.
- Nguyên nhân thúc đẩy các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:
+ Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thị trường thế giới
+ Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu thô; dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn… Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,…
=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.
- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:
+ 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8/1842) với các điều khoản nặng nề.
+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc: Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...
+ Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc).
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam?
Đọc thông tin và quan sát các hình 13.2, 13.3, trình bày sơ lược về Cách mạng Tân Hợi và cho biết vai trò của Tôn Trung Sơn. Nêu kết quả và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi.
Vậy quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc diễn ra như thế nào? Nhật Bản đã làm gì để bảo vệ nền độc lập?
Đọc thông tin và quan sát hình 13.4, bảng 13, nêu nội dung chính và ý nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.