Nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường là gì ?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay do rối loạn chuyển hoá các chất đường bột, mỡ và chất đạm (gluxit, lipit và prôtêin) gây ra bởi sự giảm tiết insulin của các tế bào ở đảo tuỵ hoặc insulin vẫn tiết ra bình thường nhưng các tế bào đích thiếu các thụ thể tiếp nhận insulin dẫn tới tỉ lệ đường trong máu tăng cao vượt quá khả năng hấp thu trở lại (tức là quá ngưỡng của thận nên trong nước tiểu có đường). Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, y học đã phân biệt thành hai loại tiểu đường là "tiểu đường típ I" và "tiểu đường típ II".
- Tiểu đường típ I chiếm 10% số người bị tiểu đường do tế bào \(\beta )\ tiết không đủ lượng insulin cần thiết nên glucôzơ trong máu tăng cao sau bữa ăn vì không chuyển hoá thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ được, tí lệ glucôzơ tăng vượt quá ngưỡng nên thận lại thải ra ngoài theo nước tiểu. Tiểu đường típ I thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 12-13 nhưng cũng có thể xảy ra ở cả người lớn tuổi. Mắc bệnh tiểu đường típ này phải điều trị bằng tiêm insulin đều đặn hằng ngày kết hợp với chế độ ăn hạn chế chất đường bột.
- Tiểu đường típ II thường xuất hiện ở người lớn sau tuổi 40, và chiếm tới 90% số người bị bệnh tiểu đường. Ở người bệnh, tuỵ có thể vần tiết ra insulin bình thường nhưng các tế bào đích thiếu thụ thể tiếp nhận insulin nên lượng đường trong máu tăng cao vượt quá ngưỡng thận, do đó glucôzơ bị loại ra ngoài qua nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường thường ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhanh (sút cân nhanh), được gọi là hội chứng "bốn nhiều".
Bệnh còn thường gặp ở những người béo phì, ít chịu luyện tập.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hoocmôn đóng vai trò điều hoà hàm lượng đường trong máu sau khi ăn là
Hoocmôn đóng vai trò kích thích sự phát triển cùa niêm mạc tử cung là
Sự điều hoà đường huyết luôn giữ được ổn định diễn ra như thế nào ?
Trình bày vai trò của các hoocmôn do các tuyến sinh dục tiết ra đối với sự biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
Nêu rõ mối quan hệ giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết trong điều hoà và phối hợp các quá trình sinh lí trong cơ thể.
Tuyến nội tiết | Tuyên ngoại tiết | |
Tuyến tuỵ | ||
Tuyến nước bọt | ||
Tuyến gan | ||
Tuyến ruột | ||
Tuyến yên | ||
Tuyến giáp | ||
Tuyến cận giáp | ||
Tuyến trên thận | ||
Tuyến sinh dục | ||
Tuyến mồ hôi |
Hoocmôn từ các tuyến nội tiết tạo ra ngấm thẳng vào máu được vận chuyển đi khắp cơ thể nhưng lại chỉ tác dụng đến từng cơ quan hay một nhóm tế bào xác định là vì sao ?