Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ.
- Biện pháp tu từ đối lập, nhân hóa (khổ 1): “Dữ dội và dịu êm…Sóng tìm ra tận bể”. → mượn hình ảnh sóng để nói lên tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu, nó như những đợt sóng kia.
- Biện pháp điệp cấu trúc “con sóng” (khổ 5) → Phép điệp sử dụng 3 lần như một điệp khúc của bản tình ca với những giai điệu da diết, như một ám ảnh thường trực về tình yêu và nỗi nhớ. Ba câu thơ gắn liền với hình ảnh sóng giống như những đợt sóng gối lên nhau.
- Biện pháp tu từ ẩn dụ “ngực trẻ” (hai câu thơ cuối) → Trong suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu, mặt biển giống như lồng ngực cường tráng, trẻ trung của trời đất và sóng giống như nhịp đập trong trái tim rạo rực yêu đương của biển. Chữ trẻ mang đến cảm nhận về những nhịp sóng muôn đời cồn cào trào dâng mãnh liệt khiến cho biển muôn đời trẻ trung. Tình yêu cũng thế, nó đem đến sự trẻ trung, mạnh mẽ, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho con người.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong văn học có nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ, bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được những sáng tạo đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi lên từ những yếu tố nào?
Giữa tâm trạng người phụ nữ đang yêu và những trạng thái của sóng có sự tương đồng. Hãy phân tích sự tương đồng đó và nhận xét về mối quan hệ giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” trong bài thơ.
Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.
Người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với người phụ nữ trong ca dao và văn học trung đại mà em được biết?
Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ Sóng.
- Xem lại những kiến thức đã học về thơ để đọc hiểu văn bản này.
- Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng qua các nguồn khác nhau như sách, báo, Internet,…; lựa chọn, ghi chép một số thông tin cần thiết giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.
- Đọc trước bài thơ Sóng, lưu ý nhịp điệu của bài thơ.
- Em biết những bài thơ nào khác của Xuân Quỳnh? Ấn tượng của em về Xuân Quỳnh qua những bài thơ đó?
Chú ý các trạng thái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.
Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng “sóng”?