Em hãy nêu tính năng của súng tiểu liên AK.
- Sử dụng đạn kiểu 1943 do Liên Xô sản xuất và đạn kiểu 1956 (K56) do Trung Quốc, Việt Nam và một số nước sản xuất; sử dụng được các loại đầu đạn: đầu đạn thường (có lõi thép), đầu đạn vạch đường, đầu đạn xuyên cháy và đầu đạn cháy. Hộp tiếp đạn chứa được 30 viên đạn.
- Tầm bắn ghi trên thước ngắm:
+ Thước ngắm ghi từ số 1 đến số 8, tương ứng với cự li bắn từ 100 m đến 800 m trên thực địa.
+ Tầm bắn hiệu quả: 400 m; hoả lực tập trung bắn mục tiêu mặt đất, mặt nước: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù: 500 m.
+ Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm: 350 m, đối với mục tiêu người chạy: 525 m.
- Tốc độ ban đầu của đầu đạn: 710 m/s.
- Tốc độ bắn: 40 phát phút khi bắn phát một, 100 phát phút khi bắn liên thanh.
- Khối lượng của súng: 3,8 kg; khi lắp đủ 30 viên đạn, khối lượng súng tăng 0,5 kg.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy nêu cấu tạo, tính năng, tác dụng của kíp thường, nụ xuỳ và dây cháy chậm.
Em hãy quan sát hình 6.2, hình 6.3 và cho biết súng tiểu liên AK có bao nhiêu bộ phận chính? Nêu tên các bộ phận đó.
Vật cản là gì? Thế nào là vật cản tự nhiên, vật cản nhân tạo, vật cản nổ, vật cản không nổ?
Em hãy chuẩn bị và trình bày trước lớp báo cáo bằng hình ảnh về chủ đề: Vũ khí tự tạo của Việt Nam.
Em hãy so sánh tính năng, tác dụng của thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4.
Điểm giống và khác nhau giữa vật cản nhân tạo và vũ khí tự tạo là gì?
Sắp tới, nhà trường tổ chức Hội thao môn học giáo dục quốc phòng và an ninh. Bạn Hùng được cử tham gia thi nội dung “Thực hành tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK”. Theo em, bạn Hùng nên chuẩn bị những gì?
Tại sao khi tháo súng, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự từ phải qua trái?
Thế nào là vũ khí tự tạo? Việc tự tạo một vũ khí có ý nghĩa như thế nào?
Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK phải tuân thủ quy tắc nào?
Tháo, lắp thông thường súng tiểu liên AK:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một người thực hiện; những người còn lại quan sát, nhận xét, góp ý sau đó đối vai cho nhau.