Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa diễn ra từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.
(*) Hoàn thành bảng
Khởi nghĩa |
Thời gian |
Địa điểm |
Người lãnh đạo |
Trận đánh lớn |
Kết quả |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng |
40 - 43 |
Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam |
Trưng Trắc; Trưng Nhị |
Hát Môn; Luy Lâu; Mê Linh,… |
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn. - Bị nhà Hán đàn áp. |
Khởi nghĩa Bà Triệu |
248 |
Cửu Chân |
Triệu Thị Trinh |
Núi Nưa; Núi Tùng,… |
- Khởi nghĩa bị đàn áp. |
Khởi nghĩa Lý Bí |
542 - 603 |
Giao Châu |
Lý Bí; Triệu Quang Phục |
Dạ Trạch, … |
- Giành được chính quyền trong khoảng 60 năm. - Bị nhà Tùy đàn áp. |
Khởi nghĩa Phùng Hưng |
776 - 791 |
Tống Bình |
Phùng Hưng |
Tống Bình,… |
- Giành được chính quyền trong thời gian ngắn. - Bị nhà Đường đàn áp. |
1418 đến 1427 |
Đại Ngu |
Lê Lợi; Nguyễn Trãi,… |
Tốt Động - Chúc Động; Chi Lăng - Xương Giang,… |
- Lật đổ ách thống trị của nhà Minh; giành lại độc lập dân tộc - Đưa đến sự ra đời của nhà Lê. |
|
Phong trào Tây Sơn |
Cuối thế kỉ XVIII |
Đại Việt |
Nguyễn Nhạc; Nguyễn Huệ; Nguyễn Lữ |
Rạch Gầm - Xoài Mút; Ngọc Hồi - Đống Đa,… |
- Lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước; - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tộc. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khai thác Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).
Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.
Khai thác lược đồ Hình 3 và sơ đồ Hình 4, trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tr. 171). Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học.
Khai thác tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Khai thác Bảng 1 (tr.51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Khai thác Bảng 2 (tr.56) và Lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.