Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.
- Giá trị của các bài học kinh nghiệm:
+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế - văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.
- Ví dụ về bài học: tập hợp, xây dựng lực lượng và khối đoàn kết toàn dân tộc
+ Đại dịch Covid-19 đã gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội và mọi mặt đời sống của nhân dân. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, tháng 7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19. Cùng với lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng ra lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết, ra sức phòng, chống dịch Covid-19”.
=> Hưởng ứng những Lời kêu gọi đó, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã đoàn kết, đồng lòng cùng với Đảng, Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành,… triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt ngăn chặn và từng bước đẩy lùi dịch bệnh.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Khai thác Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427).
Khai thác lược đồ Hình 3 và sơ đồ Hình 4, trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tr. 171). Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học.
Khai thác Bảng 1 (tr.51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Khai thác tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa diễn ra từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.
Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
Khai thác Bảng 2 (tr.56) và Lược đồ hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.