Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 255

Đối với dao động điều hòa, thời gian vật thực hiện được một dao động toàn phần được gọi là:

A. Tần số dao động

B. Chu kỳ dao động

Đáp án chính xác

C. Pha ban đầu

D. Tần số góc

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án B

Ta có: Chu kỳ T là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chọn phát biểu sai trong các phương án sau:

Xem đáp án » 03/01/2022 943

Câu 2:

Chọn phát biểu đúng:

Xem đáp án » 03/01/2022 472

Câu 3:

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa li độ và thời gian là một:

Xem đáp án » 03/01/2022 366

Câu 4:

Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp 2 đại lượng nào sau đây là không đổi theo thời gian?

Xem đáp án » 03/01/2022 349

Câu 5:

Trong dao động điều hòa:

Xem đáp án » 03/01/2022 330

Câu 6:

Trong các phương trình sau phương trình nào không biểu thị cho dao động điều hòa ?

Xem đáp án » 03/01/2022 325

Câu 7:

Một vật dao động điều hòa có phương trình . Li độ của vật tại thời điểm t = 0,25 (s) là:

Xem đáp án » 03/01/2022 307

Câu 8:

Chọn phương án sai. Gia tốc trong dao động điều hòa

Xem đáp án » 03/01/2022 272

Câu 9:

Véc tơ vận tốc của một vật dao động điều hòa luôn

Xem đáp án » 03/01/2022 267

Câu 10:

Trong dao động điều hoà

Xem đáp án » 03/01/2022 265

Câu 11:

Một vật dao động điều hoà theo phương trình  (A > 0; ω > 0) Pha của dao động ở thời điểm t là

Xem đáp án » 03/01/2022 263

Câu 12:

Khi nói về dao động điều hoà của một vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 03/01/2022 255

Câu 13:

Trong dao động điều hòa, đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa vận tốc và thời gian là một

Xem đáp án » 03/01/2022 245

Câu 14:

Một vật dao động điều hòa theo phương trình . Tần số góc của dao động là:

Xem đáp án » 03/01/2022 229

LÝ THUYẾT

I. Dao động cơ

1. Thế nào là dao động cơ?

- Dao động cơ học là dạng chuyển động qua lại quanh một vị trí đặc biệt gọi là vị trí cân bằng.

- Vị trí cân bằng là vị trí mà chất điểm không chịu lực tác dụng hoặc hợp lực tác dụng lên chất điểm bằng không.

                                 Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)   Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

2. Dao động tuần hoàn

Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định.

                                                         Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

II. Phương trình của dao động điều hòa

                                                        Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật là một hàm cosin hay (sin) của thời gian.

- Phương trình dao động

                                                      Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

Trong đó:

+ A: là biên độ dao động, hay độ lệch cực đại của vật, vì thế biên độ dao động là một số dương.

+ (ωt+φ): là pha của dao động tại thời điểm t. Với một biên độ đã cho thì pha là đại lượng xác định vị trí và chiều chuyển động của vật tại thời điểm t.

+ φ : là pha ban đầu của dao động cho phép xác định vị trí và chiều chuyển động của vật tại thời điểm ban đầu, có giá trị nằm trong khoảng từ π đến +π.

- Chú ý: Pha ban đầu φ theo các vị trí đặc biệt x0

                                         Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

III. Chu kì. Tần số. Tần số góc của dao động điều hòa

1. Chu kì và tần số

- Chu kì dao động (T) là khoảng thời gian ngắn nhất để vật thực hiện một dao động toàn phần. Đơn vị của chu kì là giây (s).

                                                                    T=tN

Trong đó N là số dao động toàn phần chất điểm thực hiện được trong khoảng thời gian t.

- Tần số dao động (f) là số dao động toàn phần vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị của tần số là Héc (Hz)

                                                                  f=1T=Nt

2. Tần số góc

Là đại lượng liên hệ với chu kì T hay tần số f bằng hệ thức:

                                                                ω=2πT=2πf (rad/s)

IV. Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa

1. Vận tốc

- Vận tốc là đạo hàm của li độ theo thời gian:

                                              v=x'=ωAsinωt+φ=ωAcosωt+φ+π2

+ Khi vật đi từ - A đến A thì vận tốc có giá trị dương, vận tốc có giá trị cực đại vmax=ωA khi vật đi qua vị trí cân bằng

                                               Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

+ Khi vật đi từ A đến –A thì vận tốc có giá trị âm, vận tốc có giá trị cực tiểu vmin=ωA khi vật đi qua vị trí cân bằng

                                                 Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Tốc độ là độ lớn vận tốc:

+ Tại vị trí biên x = ±A: tốc độ cực tiểu: vmin=0

+ Tại VTCB x = 0: tốc độ cực đại: vmax=ωA.

                                            Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

2. Gia tốc

- Gia tốc là đạo hàm của vận tốc theo thời gian: a=v'=ω2Acosωt+φ=ω2x

Vec tơ gia tốc luôn hướng về vị trí cân bằng và có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của li độ.

+ Gia tốc cực đại tại vị trí biên âm: amax=ω2A

+ Gia tốc cực tiểu tại vị biên dương: amin=ω2A

+ Gia tốc bằng 0 tại vị trí cân bằng

                                    Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

V. Đồ thị của dao động điều hòa

Phương trình được biểu diễn bởi đồ thị li độ theo thời gian là một đường hình sin và gọi là dao động hình sin.

Trục tung biểu diễn li độ của dao động biến thiên trong khoảng từ −A đến A, trục hoành là trục thời gian, với T là chu kỳ của dao động.

                                        Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của x và v

                                                Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của v và a

                                                Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của a và x

                                             Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của F và a

                                                Bài 1: Dao động điều hòa (ảnh 1)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »