Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng cơ chế gây đột biến làm thay thế cặp G - X bằng cặp A - T của bazơ nitơ dạng hiếm?
A. G*-X → G*-T → A-T
B. G*-X → G*-A → A-T
C. G*-X → T-X → A-T
D. G*-X → A-X → A-T
Đáp án: A
Trên phân tử ADN có bazơ nitơ guanin trở thành dạng hiếm thì quá trình nhân đôi xảy ra đột biến thay thế cặp G - X thành cặp A - T.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Xét mô hình dạng B của ADN. Gen D dài 510 nm và có A = 10%. Gen D bị đột biến thành alen d. So với gen D, alen d ngắn hơn 1,02 nm và ít hơn 8 liên kết hiđrô. Cho các nhận định sau:
I. Cặp gen Dd nhân đôi 2 lần cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nuclêôtit loại guanin.
II. Cặp gen Dd có tổng cộng 599 nuclêôtit loại timin.
III. Cặp gen Dd có tổng cộng 8392 liên kết hiđrô.
IV. Dạng đột biến xảy ra đối với gen trên là mất 1 cặp A - T và mất 2 cặp G - X.
V. Gen D có nhiều liên kết hiđrô hơn gen d.
Số nhận định đúng là:
Xét các phát biểu sau đây:
(1) Quá trình nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì dẫn đến đột biến gen
(2) Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
(3) Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến
(4) Đột biến gen phát sinh trong pha S của chu kỳ tế bào
(5) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Có bao nhiêu phát biểu đúng
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thêm 1 cặp G - X thì số liên kết hiđrô của gen sẽ
I. KHÁI QUÁT VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN
1. Khái niệm
- Là những biến đổi nhỏ trong cấu của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc một số cặp nu.
- Đa số đột biến gen là có hại, một số có lợi hoặc trung tính.
- Đặc điểm:
+ Mỗi lần biến đổi gen tạo ra 1 alen mới.
+ Tần số đột biến gen tự nhiên là rất thấp (〖10〗(-6) - 〖10〗(-4)).
- Tác nhân gây đột biến gen:
+ Tia tử ngoại
+ Tia phóng xạ
+ Chất hoá học
+ Sốc nhiệt
+ Rối loạn qúa trình sinh lí, sinh hoá trong cơ thể
- Thể đột biến: là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
2. Các dạng đột biến gen
Dạng đột biến |
Đột biến thay thế một cặp nucleôtit |
Đột biến mất hoặc thêm một cặp nucleôtit |
Đặc điểm |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. |
Làm thay đổi trình tự a.a trong prôtêin và thay đổi chức năng của prôtêin. - Làm thay đổi trình tự aa trong chuỗi pôipeptit và làm thay đổi chức năng của protein. |
II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
1. Nguyên nhân
- Do tác động lí, hóa, sinh học ở ngoại cảnh.
- Do những rối loạn sinh lí, hóa sinh trong tế bào.
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen.
a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN.
- Các bazơ nitơ thường tồn tại ở 2 dạng cấu trúc: dạng thường và dạng hiếm.
+ Các dạng hiếm (hỗ biến) có những vị trí liên kết hiđrô bị thay đổi làm cho chúng kết cặp không đúng khi nhân đôi, từ đó dẫn đến phát sinh đột biến gen.
VD:
b. Tác động của các nhân tố đột biến
- Tác động của các tác nhân vật lí: Tia tử ngoại (UV) làm cho 2 bazơ Timin trên 1 mạch ADN liên kết với nhau làm phát sinh ĐBG.
- Tác động của các tác nhân hóa học: 5-Brôm Uraxin là đồng đẳng của Timin gây thay thế A-T → G-X.
- Tác nhân sinh học: Virut gây ra đột biến.
III. HẬU QUẢ VÀ VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN.
1. Hậu quả của đột biến gen.
- Đột biến gen có thể gây hại, vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của các alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen.
- Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, cho nghiên cứu di truyền.