Giải SGK Sinh học 12 Di truyền học Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Bài 8: Quy luật Menđen: Quy luật phân li
-
1999 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tại sao chỉ bằng việc phân tích kết quả của các phép lai, Menđen lại có thể biết được bên trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền?
Nhờ phương pháp độc đáo là phân tích cơ thể lai, Menđen đã tìm ra quy luật di truyền các cặp tính trạng.
Menđen đã tiến hành thí nghiệm và suy luận như sau:
P: Cây hoa đỏ (thuần chủng) x Cây hoa trắng (thuần chủng)
F1: 100% cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn để tạo F2
F2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng
Menđen nhận thấy tỉ lệ phân li ở F2 xấp xỉ 3: 1 nhưng ông không biết giải thích tại sao. Để tìm câu trả lời, Menđen cho từng cây F2 tự thụ phấn và phân tích sự phân li ở đời con của từng cây. Tất cả các cây F2 hoa trắng tự thụ phấn đều cho F3 toàn cây hoa trắng; 2/3 số cây F2 hoa đỏ tự thụ phấn cho ra đời con có cả cây hoa đỏ lẫn cây cho hoa màu trắng theo tỉ lệ xấp xỉ 3: 1 (giống như cây hoa đỏ F1); 1/3 số cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn cho ra toàn cây hoa đỏ.
Menđen nhận thấy rằng sau tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng ở đời F2 là tỉ lệ 1: 2: 1.
=> Trong tế bào của cơ thể, mỗi cặp nhân tố di truyền quy định một tính trạng và trong mỗi giao tử lại chỉ có một nhân tố di truyền.
Câu 2:
Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
Đáp án: e.
Câu 3:
Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội – lặn hoàn toàn mà là đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình của riêng mình) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không? Tại sao?
Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội, lặn hoàn toàn (đều đồng trội) thì quy luật phân li của Menđen vẫn đúng: vì trong luật phân li, Menđen chỉ nêu sự phân li của các nhân tố di truyền mà không đề cập đến sự phân li tính trạng. Mỗi tính trạng (ví dụ: màu hoa, màu quả, hình dạng hạt…) đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy định (cặp alen, cặp gen). trong tế bào, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
Câu 4:
Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội: 1 lặn thì cần có các điều kiện gì?
Ở phép lai một tính trạng, điều kiện để đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn là:
- Bố mẹ đem lai phải dị hợp về một cặp alen.
- Số lượng con lai phải đủ lớn.
- Có hiện tượng trội lặn hoàn toàn.
- Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống như nhau.
- Quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường.
Câu 5:
Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội.
Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội cần thực hiện phép lai phân tích (phép lai kiểm nghiệm): Người ta lấy kiểu gen của các cá thể cần kiểm tra lai với kiểu gen đồng hợp lặn, nếu đời con có kiểu hình không phân tính thì kiểu gen của cá thể đem lai là đồng hợp trội, nếu đời lai có kiểu hình phân li xấp xỉ 1:1thì kiểu gen của cá thể đem lai là dị hợp.