Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
-
1077 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy kể thêm các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết.
Các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới:
- Lai lợn Lađrat Ấn Độ với lợn Ỉ Móng Cái tạo lợn có ưu thế lai năng suất cao 1 tạ/10 tháng tuổi. Tỉ lệ nạc > 40%.
- Tạo giống cà chua HT.42 có chất lượng cao, khẩu vị ngọt, quả chắc, có thể cát giữ và vận chuyển mà không gây hỏng.
- Tạo giống lúa mới HTY100, cho gạo thơm ngon, cơm mềm.
Câu 2:
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng những cách nào?
Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi thường là biến dị tổ hợp và được tạo ra bằng cách lai giống ( lai các dòng thuần chủng với nhau), sau đó chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Phương pháp tạo biến dị bằng tác nhân gây đột biến ít được sử dụng. Vì phần lớn các tác nhân gây đột biến gây hại đối với động vật.
Câu 3:
Thế nào là ưu thế lai?
Ưu thế lai là hiện tượng con lai có sức sống, khả năng chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển… vượt trội so với các dạng bố mẹ.
Câu 4:
Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai.
- Để tạo ra con lai có ưu thế lai cao người ta thường phải tạo ra nhiều dòng thuần khác nhau rồi lai từng cặp dòng thuần với nhau để dò tìm tổ hợp lai cho ưu thế lai. Công việc lai giống để tìm tổ hợp lai rất tốn thời gian và công sức.
- Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo. Vì vậy, người ta không dùng con lai để làm giống. Các nhà tạo giống thường tạo con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (thương phẩm).
Câu 5:
Tại sao ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau?
Sở dĩ ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở đời F1 rồi sau đó giảm dần là vì ở các thế hệ sau, mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần, đồng hợp tăng lên (trong đó, đồng hợp lặn có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình).