Tính pH của 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,025 M và HCl 0,05 M)?
A. 1
B. 2
C. 6
D. 7
= 0,025.0,4 = 0,01 mol ; nHCl nH2SO4 = 0,05.0,4 = 0,02 mol
→ = 2 + nHCl nH+ = 2.0,01 + 0,02 = 0,04mol
→ [H+] = = 0,1 M
→pH = −log0,1 = 1
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chất nào sau đây khi cho vào nước không làm thay đổi độ pH của dung dịch?
Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
Có các dung dịch cùng nồng độ chứa các chất sau: Al2(SO4)3, HNO3, KNO3, Na2CO3. Hãy cho biết dung dịch có pH nhỏ nhất?
Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là
Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là
Khi thêm một bazơ vào dung dịch của một axit, sự thay đổi nào dưới đây có thể xảy ra đối với pH của dung dịch?
Cho các dung dịch HNO3, CH3COOH, NaCl, NaOH có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là
Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:
Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH = 10 thì khối lượng NaOH cần dùng là
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
Dịch vị dạ dày thường có pH trong khoảng từ 2-3. Những người bị mắc bệnh viên loét dạ dày, tá tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?
Dung dịch HCl (A), dung dịch H2SO4 (B) có cùng nồng độ mol. So sánh pH của 2 dung dịch
I. Nước là chất điện li rất yếu
1. Sự điện li của nước
- Nước là chất điện li rất yếu. Thực nghiệm đã xác định được ở nhiệt độ thường cứ 555 triệu phân tử nước chỉ có 1 phân tử phân li ra ion.
- Phương trình điện li:
2. Tích số ion của nước
- Ở 25C, tích số = [H+].[OH-] được gọi là tích số ion của nước. Tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác định. Tuy nhiên, giá trị tích số ion của nước thường được dùng trong các phép tính, khi nhiệt độ không khác nhiều so với 25C.
= [H+].[OH-] = 10^-14
⇒ [H+] = [OH-] = 10^-7 M.
- Môi trường trung tính là môi trường trong đó [H+] = [OH-] = 10^-7 M.
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
a. Môi trường axit
- Là môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10^-7 M.
b. Môi trường kiềm
- Là môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10^-7 M.
Kết luận: Độ axit và độ kiềm của dung dịch có thể đánh giá bằng nồng độ H+.
+ Môi trường trung tính: [H+] = 10^-7 M.
+ Môi trường axit: [H+] > 10^-7 M.
+ Môi trường kiềm: [H+] < 10^-7 M.
II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit – bazơ
1. Khái niệm về pH
- pH được dùng để đánh giá độ axit và độ kiềm của dung dịch.
- Quy ước:
Tức là: thì pH = a.
Về mặt toán học:
- Thang pH thường dùng có giá trị từ 1 đến 14, trong đó:
+ pH < 7: môi trường axit.
+ pH > 7: môi trường bazơ.
+ pH = 7: môi trường trung tính.
- Giá trị của pH có ý nghĩa to lớn trong thực tế. Chẳng hạn, pH của máu người và động vật có giá trị gần như không đổi hay tốc độ ăn mòn kim mòn kim loại trong nước tự nhiên phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH của nước.
2. Chất chỉ thị axit – bazơ
- Là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch.
Ví dụ: Quỳ tím, phenolphatalenin.
Hình 1: Màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau
- Trộn lẫn một số chất chỉ thị có màu biến đổi kế tiếp nhau theo giá trị pH, ta được hỗn hợp chất chỉ thị vạn năng.
Hình 2: Màu của chất chỉ thị vạn năng (thuốc thử MERCK của Đức) ở các giá trị pH khác nhau
- Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch, người ta dùng máy đo pH.
3. Bảng công thức pH trong các môi trường