Đề thi Hóa 11 giữa kì 1 có đáp án (Đề 1)
-
4608 lượt thi
-
28 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dung dịch chất nào sau đây dẫn được điện?
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24.
Đáp án A
NaCl → Na++ Cl-
NaCl là chất điện li mạnh. Chất điện li có khả năng dẫn điện.
Câu 2:
Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
Đáp án D
KNO3 (muối tan), HCl (axit mạnh), NaOH (bazơ mạnh) là các chất điện li mạnh.
CH3COOH (axit yếu) là chất điện li yếu. Phương trình điện li:
CH3COOH CH3COO- + H+.
Câu 3:
Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?
Đáp án A.
Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là các chất có khả năng phân li ra H+.
HCl → H++ Cl-
C6H12O6không phân li
K2SO4→ 2K++ SO42-
NaOH → Na++ OH-
Vậy HCl là axit.
Câu 4:
Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?
Đáp án B
Al(OH)3là hiđroxit lưỡng tính vì:
Al(OH)3+ NaOH → NaAlO2+ 2H2O
Al(OH)3+ 3HCl → AlCl3+ 3H2O
Câu 5:
Chất nào sau đây là muối trung hòa?
Đáp án D
Muối trung hoà là muối mà gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra ion H+.
Vậy Na2SO4là muối trung hòa, phương trình điện li:
Na2SO4→ 2Na++ SO42-
Câu 6:
Môi trường axit có nồng độ ion H+thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
Đáp án C
pH = -log [H+] ⇒ [H+] = 10-log pH.
Môi trường axit nên pH< 7
⇒ -log [H+]< 7 ⇒ log [H+] >- 7
⇒ [H+] >10-7.
Câu 7:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
Đáp án A.
Quỳ tím chuyển thành màu xanh khi dung dịch có môi trường bazơ.
KOH là bazơ
H2SO4là axit
NaCl, KNO3là muối trung hoà.
Câu 8:
Dung dịch chất nào sau đây có pH< 7?
Đáp án B
pH< 7 khi dung dịch có môi trường axit.
KNO3, Na2SO4là muối trung hoà.
Ba(OH)2là bazơ.
CH3COOH là axit yếu.
Câu 9:
Trong bảng tuần hoàn, nitơ thuộc nhóm nào sau đây?
Đáp án A.
Nitơ nằm ở ô số 7 trong bảng tuần hoàn nên có cấu hình electron:1s22s22p3
⇒ Nitơ có 5e lớp ngoài cùng điền vào phân lớp s, p nên nitơ thuộc nhóm VA.
Câu 10:
Chất nào sau đây có tính bazơ?
Đáp án B
NH3tan trong nước tạo môi trường bazơ:
NH3+ H2ONH4+ + OH-
Câu 11:
Muối NH4Cl tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
Đáp án A
Phương trình hóa học:
Ca(OH)2+ 2NH4Cl→ CaCl2+ 2NH3+ 2H2O
Câu 12:
Amoniac có tính chất vật lí nào sau đây?
Đáp án A
Amoniac (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai, tan tốt trong nước và làm quì tím ẩm hoá xanh.
Câu 13:
Nhiệt phân muối nào sau đây thu được sản phẩm là muối nitrit và oxi?
Đáp án B
2KNO32KNO2+ O2
Câu 14:
Tính chất hóa học đặc trưng của HNO3 là
Đáp án A
HNO3 phân li trong nước tạo H+và NO3-
HNO3→ H++NO3-
Vì thế, HNO3có tính đặc trưng là tính axit mạnh.
Câu 15:
Nhiệt phân Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là
Đáp án B
Phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2xảy ra như sau:
2Cu(NO3)22CuO + 4NO2+ O2
Câu 16:
Phương trình ion Fe2++ 2OH–Fe (OH)2 ứng với phương trình phân tử của cặp chất nào?
Đáp án C
FeCl2 Fe2+ + 2Cl-
KOH K+ + OH-
Phương trình phân tử: FeCl2 + 2KOH Fe(OH)2 + 2KCl
Phương tình ion thu gọn: Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2
Câu 17:
Cho các chất: Ca(OH)2, NH4Cl, NaHSO4 và KOH. Có bao nhiêu dung dịch làm quì tím chuyển màu xanh?
Đáp án B
Quì tím chyển xanh khi dung dịch có môi trường bazơ
Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH- : Môi trường bazơ (chứa ion bazơ OH-)
NH4Cl NH4+ + Cl-: Môi trường axit (chứa ion axit NH4+)
NaHSO4 Na+ + HSO4- : Môi trường axit (chứa ion axit HSO42-)
KOH K+ + OH- : môi trường bazơ (chứa ion bazơ OH-).
Câu 18:
Giá trị pH của dung dịch KOH 0,001M là
Đáp án A
Dung dịch KOH có môi trường bazơ
Nồng độ mol của dung dịch KOH:
CKOH = 0,001 M = 10-3M [OH-] = 10-3M
pOH = -log[OH-] pOH = -log 10-3 pOH = 3
Mà pH + pOH = 14 pH = 14 – pOH = 14 – 3 = 11.
Câu 19:
Phương trình nào sau đây là phương trình ion rút gọn của phản ứng giữa NaOH với HCl trong dung dịch?
Đáp án C
NaOH Na+ + OH-
HCl H++ Cl-
Phương trình phân tử: NaOH + HCl NaCl + H2O
Phương trình ion rút gọn: OH- + H+ H2O
Câu 20:
Nitơ không có ứng dụng nào sau đây?
Đáp án D.
Ứng dụng của nitơ:
- Tổng hợp khí amoniac, từ đó sản xuất phân đạm và axit nitric.
- Trong công nghiệp (luyện kim, thực phẩm… sử dụng nitơ làm môi trường trơ.
- Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Câu 21:
Có mấy chất điện li mạnh trong số: HCl, H2O, NaNO3, NaOH, Al(OH)3, HF?
Đáp án B
Muối (NaNO3), axit mạnh (HCl), bazơ mạnh (NaOH) là các chất điện li mạnh.
Axit yếu (HF), bazơ yếu (Al(OH)3), H2O là các chất điện li yếu.
Câu 22:
Cho 0,1 mol NH4Cl tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 đun nóng, thu được a mol NH3. Giá trị của a là
Đáp án B
Phương trình phản ứng:
2NH4Cl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
0,1 0,1 (mol)
Theo phương trình hóa học có a = 0,1(mol).
Câu 23:
Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thu được muối sắt nào sau đây?
Đáp án B
Phương trình hóa học:
Fe + 6HNO3đặcFe(NO3)3+ 3NO2+ 3H2O
Câu 24:
Trong các phản ứng sau, phản ứng nào nitơ đóng vai trò là chất oxi hóa.
Đáp án B
Trong phản ứng: N2 + 3H2 2NH3 số oxi hóa của nitơ giảm từ 0 xuống -3, nên trong phản ứng này N2 đóng vai trò là chất oxi hóa.
Câu 25:
Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn:
a. NH4Cl + NaOH → ? + ? + ?
b. Cu + HNO3 loãng → NO + ? + ?
a. NH4Cl + NaOH → ? + ? + ?
Phương trình phân tử: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3↑ + H2O
Phương trình ion thu gọn: NH4++ OH- → NH3 + H2O
b. Cu + HNO3 loãng → NO + ? + ?
Phương trình phân tử: 3Cu + 8HNO3 loãng→ 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Phương trình ion thu gọn: 3Cu + 8H+ → 3Cu2++ 2NO + 4H2O
Câu 26:
a. Tính pH của dung dịch HNO3 0,001M.
b. Khi cho quỳ tím vào dung dịch trên thì xảy ra hiện tượng gì?
a.
Nồng độ mol của dd HNO3: = 0,001M =10-3M
HNO3 → H+ + NO3-
10-3 10-3 (M)
[H+] = 10-3 ⇒ pH = -log [H+] = 3.
b.
pH = 3 ⇒ dung dịch có môi trường axit ⇒ quì tím chuyển thành màu đỏ.
Câu 27:
Có bốn dung dịch: NaCl, Na2SO4, NH4NO3và HNO3đựng trong bốn bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt từng dung dịch. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
- Lấy mẫu thử cho vào từng ống nghiệm riêng biệt và đánh số.
- Lần lượt nhỏ 1 ít dung dịch Ba(OH)2 vào từng ống nghiệm và quan sát hiện tượng xảy ra:
+ Ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.
+ Ống nghiệm có khi mùi khai bay ra là ống nghiệm đựng NH4NO3
Phương trình hóa học:
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4¯ trắng + 2NaOH.
2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑+ 2H2O.
Hai ống nghiệm còn lại không có hiện tượng.
- Cho 1 ít bột Cu vào 2 ống nghiệm còn lại, ống nghiệm nào thấy Cu tan ra thành dung dịch màu xanh, có khí không màu hoá nâu trong không khí bay ra là ống nghiệm đựng HNO3.
Còn lại là NaCl.
Phương trình hóa học:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 (xanh) + 2NO↑ + 4H2O
2NO (không màu) + O2 → 2NO2 (nâu đỏ)
Câu 28:
Cho 2,4 gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X, phản ứng không có khí sinh ra. Tính khối lượng muối có trong dung dịch X.
Số mol Mg là : nMg=== 0,1 (mol).
Phản ứng không có khí sinh ra → sản phẩm khử là NH4NO3.
4Mg + 10HNO3→ 4Mg(NO3)2+ NH4NO3+ 3H2O
0,1→0,10,025(mol)
Vậy khối lượng muối sinh ra là:
mmuối== 0,1. 148 + 0,025.80 = 16,8 gam.