IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 318

Cho NH3 dư lần lượt vào các dung dịch: CuSO4, AgNO3, Zn(NO3)2, AlCl3, FeSO4, NaBr, MgCl2. Có bao nhiêu dung dịch tạo phức với NH3 ?

A. 2

B. 3

Đáp án chính xác

C. 4

D. 5

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trừ AlCl3, FeSO4, NaBr, MgCl2

Chú ý đây là phản ứng dùng để phân biệt các hợp chất của Al và Zn

Đáp án cần chọn là: B

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Các muối nào sau đây nhiệt phân cho sản phẩm khí NH3?

Xem đáp án » 10/01/2022 5,099

Câu 2:

NH3 có thể phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)

Xem đáp án » 10/01/2022 2,015

Câu 3:

Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

Xem đáp án » 10/01/2022 1,202

Câu 4:

Nhận xét đúng về muối amoni trong các nhận xét dưới đây là:

Xem đáp án » 10/01/2022 1,074

Câu 5:

Dẫn 2,24 lít khí NH3 (đktc) đi qua ống đựng 32 gam bột CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí Y. Thể tích khí Y sinh ra là

Xem đáp án » 10/01/2022 579

Câu 6:

Cho dung dịch NH4NO3 tác dụng với dung dịch bazơ của kim loại thu được 4,48 lít khí (đktc) và 26,1 gam muối. Kim loại đó là

Xem đáp án » 10/01/2022 452

Câu 7:

Cho dung dịchNH3 NH3 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuCl2, AlCl3, ZnSO4, MgCl2 thu được kết tủa Y. Thành phần của Y gồm

Xem đáp án » 10/01/2022 407

Câu 8:

Cho dd NaOH dư vào 150 ml dd (NH4)2SO4 1M, đun nóng nhẹ. Tính thể tích NH3 thu được ở đktc?

Xem đáp án » 10/01/2022 396

Câu 9:

Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol FeCl3 ; 0,2 mol CuCl2. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là

Xem đáp án » 10/01/2022 383

Câu 10:

Cho các phản ứng sau; NH3 thể hiện tính khử trong phản ứng

Xem đáp án » 10/01/2022 381

Câu 11:

Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín:  

N2(k) + 3H2(k) 2(k); ∆H = – 92KJ/mol  

Trong các yếu tố:

(1) Thêm một lượng N2 hoặc H2.

(2) Thêm một lượng NH.

(3) Tăng nhiệt độ của phản ứng.

(4) Tăng áp suất của phản ứng.

(5) Dùng thêm chất xúc tác.

Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên?

Xem đáp án » 10/01/2022 350

Câu 12:

Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2  H2 (tỉ lệ 1 : 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

Xem đáp án » 10/01/2022 344

Câu 13:

Có các dung dịch sau: NH4NO3; (NH4)2SO4 ; K2SO4. Chỉ dùng một chất có thể phân biệt được 3 dung dịch trên là:

Xem đáp án » 10/01/2022 344

Câu 14:

Chất nào có thể dùng để làm khô khí NH3?

Xem đáp án » 10/01/2022 321

Câu 15:

Thành phần của dung dịch NH3 gồm

Xem đáp án » 10/01/2022 313

LÝ THUYẾT

A. AMONIAC

I. Cấu tạo phân tử

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 1: Sơ đồ cấu tạo và mô hình cấu tạo của phân tử NH3.

- Trong phân tử NH3, N liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng hóa trị có cực.

- Những đôi electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử N có độ âm điện lớn hơn.

- Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp với nguyên tử nitơ ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là ba nguyên tử H.

- Nitơ còn một cặp electron hóa trị là nguyên nhân gây ra tính bazơ của NH3.

II. Tính chất vật lý

- Amoniac (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí, tan rất nhiều trong nước.

- Ở điều kiện thường, 1 lít nước có hòa tan 800 lít amoniac.

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 2: Sự hòa tan của amoniac trong nước

- Hòa tan NH3 vào nước thu được dung dịch gọi là dung dịch amoniac. Dung dịch amoniac đậm đặc thường dùng trong phòng thí nghiệm có nồng độ 25% (D = 0,91g/cm3).

III. Tính chất hóa học

1. Tính bazơ yếu

a) Tác dụng với nước

NH3 + H2O ⇄NH4+ + OH

⇒ Dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu.

⇒ Có thể dùng quỳ tím ẩm để nhận biết khí amoniac, quỳ tím ẩm sẽ chuyển thành màu xanh.

b) Tác dụng với dung dịch muối

- Dung dịch amoniac có thể tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo thành kết tủa hiđroxit của các kim loại đó.

AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+

c) Tác dụng với axit → muối amoni:

NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua)

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat)

2. Tính khử

- Amoniac có tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại.

a) Tác dụng với oxi

NH3 cháy trong khí oxi cho ngọn lửa màu vàng, tạo ra khí nitơ và hơi nước.

          4NH3 + 3O2to  2N2 + 6H2O

          4NH3 + 5O2 Pt850900Co 4NO + 6H2O

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 3: Khí amoniac cháy trong oxi

b) Tác dụng với clo

- Clo oxi hóa mạnh amoniac tạo ra nitơ và hiđro clorua:

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

- NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl.

         NH3 + HCl → NH4Cl

IV. Ứng dụng

- Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm như urê (NH2)2CO; NH4NO3; (NH4)2SO4; …

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 4: Một số loại đạm

- Điều chế hiđrazin (N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa.

- Amoni lỏng dùng làm chất gây lạnh trong thiết bị lạnh.

V. Điều chế

1. Trong phòng thí nghiệm

- Điều chế bằng cách đun nóng muối amoni (ví dụ NH4Cl) với Ca(OH)2.

Phương trình hóa học:

         2NH4Cl + Ca(OH)2 toCaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 4: Điều chế khí amoniac trong phòng thí nghiệm

Lưu ý:

- Để làm khô khí, người ta cho khí amoniac vừa tạo thành có lẫn hơi nước đi qua bình đựng vôi sống (CaO).

- Khi muốn điều chế nhanh 1 lượng nhỏ khí NH3, người ta thường đun nóng dung dịch amoniac đậm đặc.

2. Trong công nghiệp

- Tổng hợp từ nitơ và hiđro, theo phản ứng:

         N2 + 3H2 to,p,xt 2NH3          ΔH<0        

- Điều kiện áp dụng:

+ Nhiệt độ: 450 – 500°C.

+ Áp suất cao từ 200 – 300 atm.

+ Chất xúc tác: sắt kim loại được trộn thêm Al2O3, K2O, ...

- Làm lạnh hỗn hợp khí bay ra, NH3 hóa lỏng được tách riêng.

B. MUỐI AMONI

- Là tinh thể ion gồm cation  NH4+ và anion gốc axit.

Thí dụ: NH4Cl (amoni clorua), NH4NO3 (amoni nitrat).

I. Tính chất vật lý

- Tất cả các muối amoni đều tan nhiều trong nước.

- Khi tan trong nước, điện li hoàn toàn thành các ion.

NH4Cl → NH4+ + Cl-

1. Tác dụng với dung dịch kiềm

- Dung dịch đậm đặc của muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm khi đun nóng sinh ra khí amoniac.

Thí dụ:

         NH4Cl + NaOH to NH3↑ + NaCl + H2O

Phương trình ion rút gọn là:

      NH4+   + OH → NH3↑ + H2O

→ Phản ứng này để nhận biết ion amoni và điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm.

2. Phản ứng nhiệt phân

Các muối amoni dễ bị phân hủy bởi nhiệt.

- Muối amoni chứa gốc của axit không có tính oxi hóa khi nung nóng bị phân hủy thành NH3.

Thí dụ:

         NH4Cl (r) to NH3↑ + HCl↑

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Hình 5: Sự phân hủy của NH4Cl

- Các muối amoni cacbonat và amoni hiđrocacbonat bị phân hủy dần dần ngay ở nhiệt độ thường, khi đun nóng thì phản ứng xảy ra nhanh hơn.

     Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

Lưu ý: NH4HCO3 (bột nở) được dùng làm xốp bánh.

- Muối amoni chứa gốc của axit có tính oxi hóa như axit nitrơ, axit nitric khi bị nhiệt phân cho ra N2, N2O.

Thí dụ:

Bài 8 : Amoniac và muối amoni (ảnh 1)

⇒ Những phản ứng này được sử dụng để điều chế các khí N2N2O trong phòng thí nghiệm.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »