IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 1,297

Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ

A. Bố

B. Bà nội

C. Ông nội

D. Mẹ

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

3

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về NST giới tính ở động vật?

(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.

(2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.

(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.

(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.

Xem đáp án » 12/01/2022 479

Câu 2:

Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì

Xem đáp án » 12/01/2022 444

Câu 3:

Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trêm NST giới tính X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở ra tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở ra tằm cái?

Xem đáp án » 12/01/2022 331

Câu 4:

Đặc điểm nào dưới đây là của hiện tượng di truyền qua tế bào chất?

Xem đáp án » 12/01/2022 327

LÝ THUYẾT

I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH.

1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST.

a. NST giới tính

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- NST giới tính là loại NST có chứa gen qui định giới tính và các gen khác.

- Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:

+ Đoạn không tơng đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST.

+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.

b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Kiểu XX và XY:

+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY.

+ ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm: con cái XY, con đực XX.

- Kiểu XX và XO:

+ châu chấu, rệp, bọ xít: con cái XX, con đực XO.

+ Bọ nhậy: con cái XO, con đực XX.

2. Di truyền liên kết với giới tính

a. Gen trên NST X

- Thí nghiệm:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Giải thích:

+ Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y.

+ Cá thể đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.

- Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại (P) → con gái (F1) → Cháu trai (F2)

- Sơ đồ lai:

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

b. Gen trên NST Y

- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.

- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biểu hiện ở 1 giới.

- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.

c. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Trong thực tiễn sản xuất người ta dựa vào những tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực cái, điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo mục tiêu sản xuất..

II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN.

- Thí nghiệm của Coren 1909 với 2 phép lai thuận nghịch trên đối tượng cây hoa phấn.

- Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có kiểu hình giống mẹ.

- Giải thích: Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của trứng.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Kết luận: Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không theo QLDT)

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »