Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/07/2024 549

So với photpho đỏ thì photpho trắng có hoạt tính hoá học

A. bằng

B. yếu hơn

C. mạnh hơn

Đáp án chính xác

D. không so sánh được

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

So với photpho đỏ thì photpho trắng có hoạt tính hoá học mạnh hơn

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể

Xem đáp án » 14/01/2022 917

Câu 2:

Các dạng thù hình quan trọng của P là

Xem đáp án » 14/01/2022 836

Câu 3:

Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho

Xem đáp án » 14/01/2022 696

Câu 4:

Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do

Xem đáp án » 14/01/2022 612

Câu 5:

Khi cho P đem trộn với KClO3 nung nóng thu được sản phẩm chứa photpho có công thức là

Xem đáp án » 14/01/2022 528

Câu 6:

Cho các phản ứng sau:

(1) P + Cl2 (dư, to); 

(2) P + KClO3 (to); 

(3) P + H2SO4 (đặc, nóng); 

(4) P + O2 (thiếu, to).

Những trường hợp P bị oxi hóa thành P+5 

Xem đáp án » 14/01/2022 524

Câu 7:

Các số oxi hoá có thể có của photpho là

Xem đáp án » 14/01/2022 508

Câu 8:

Cho phản ứng sau: P + K2Cr2O7 t0 K2O + P2O5 + Cr2O3. Tổng đại số các hệ số (khi tối giản) trong phương trình phản ứng là

Xem đáp án » 14/01/2022 435

Câu 9:

Để loại bỏ P còn dính lại trong các dụng cụ thí nghiệm, người ta ngâm các dụng cụ đó trong dung dịch CuSO4. Khi đó xảy ra phản ứng:

P + CuSO4 + H2O → H3PO4 + Cu + H2SO4 (1).

Sau khi đã cân bằng, tổng đại số các hệ số trong phương trình phản ứng (1) là

Xem đáp án » 14/01/2022 412

Câu 10:

Phản ứng viết không đúng là :

Xem đáp án » 14/01/2022 407

Câu 11:

Photpho trắng được bảo quản bằng cách ngâm trong

Xem đáp án » 14/01/2022 397

Câu 12:

Cấu hình electron của nguyên tử photpho (Z = 15) là

Xem đáp án » 14/01/2022 328

Câu 13:

Ở điều kiện thường, photpho hoạt động như thế nào so với nitơ

Xem đáp án » 14/01/2022 301

Câu 14:

Khoáng vật chính của P trong tự nhiên là

Xem đáp án » 14/01/2022 296

LÝ THUYẾT

I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

- Photpho ở ô thứ 15, nhóm VA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.

- Cấu hình electron:1s22s22p63s23p3

⇒ Lớp ngoài cùng có 5 electron, nên trong các hợp chất hóa trị của photpho có thể là 5.

Ngoài ra, trong một số hợp chất, photpho còn có hóa trị 3.

II. Tính chất vật lí

Photpho có thể tồn tại ở một số dạng thù hình khác nhau, quan trọng nhất là P trắng và P đỏ.

1. Photpho trắng

- Không màu hoặc vàng nhạt giống như sáp.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 1: Photpho trắng

- Có cấu trúc mạnh tinh thể phân tử P4.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 2: Mô hình phân tử P4.

- Photpho trắng mềm, dễ nóng chảy (tnc = 44,1ºC).

- Rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.

- Không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ: C6H6, CS2,...

- Bốc cháy trong không khí ở nhiệt trên 40°C.

⇒ Bảo quản bằng cách ngâm trong nước.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 3: Thí nghiệm chứng minh khả năng bốc cháy khác nhau của P trắng và P đỏ

- Ở nhiệt độ thường, photpho trắng phát quang màu lục nhạt trong bóng tối.

Lưu ý: Khi đun nóng đến 250°C và không có không khí, photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ (dạng bền hơn).

2. Photpho đỏ

- Photpho đỏ là chất bột màu đỏ, dễ hút ẩm và chảy rữa.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 4: Photpho đỏ

- Photpho đỏ bền trong không khí ở nhiệt độ thường và không phát quang trong bóng tối.

- Không tan trong các dung môi thông thường.

- Chỉ bốc cháy ở nhiệt độ trên 250°C.

- Khi đun nóng không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, khi làm lạnh thì hơi ngưng tụ lại thành photpho trắng.

- Photpho đỏ có cấu trúc polime, nên khó nóng chảy và khó bay hơi hơn photpho trắng.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 5: Cấu trúc polime của photpho đỏ

II. Tính chất hóa học

- Độ âm điện P < N nhưng P hoạt động hóa học hơn N2 vì liên kết N ≡ N bền vững.

- P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn P đỏ.

- Các mức số oxi hóa của P là: -3, 0, +3, +5.

⇒ P thể hiện tính khử hoặc tính oxi hoá khi tham gia phản ứng hóa học.

1. Tính oxi hoá

- Tác dụng với một số kim loại hoạt động, tạo ra photphua kim loại.

Thí dụ:

      2P0+3CatoCa3P32                                 canxi  photphua   

2. Tính khử

- Tác dụng với các phi kim hoạt động như oxi, halogen, lưu huỳnh … cũng như với các chất oxi hóa mạnh khác.

    + Tác dụng với oxi

Thiếu oxi: 4P + 3O2to  2P2O3

Dư oxi: 4P + 5O2to  2P2O5

    + Tác dụng với clo

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

    + Tác dụng với hợp chất: P dễ dàng tác dụng với các hợp chất có tính oxi hóa mạnh như HNO3 đặc, KClO3, KNO3, K2Cr2O7, …

6P + 5KClO3 to  3P2O5 + 5KCl

III. Trạng thái tự nhiên

- P khá hoạt động về mặt hóa học nên không gặp P ở dạng tự do trong tự nhiên.

- Phần lớn P tồn tại ở dạng muối của axit photphoric. Hai khoáng vật chính của photpho là apatit 3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 6: Một số khoáng vật của photpho

IV. Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng

- Sản xuất axit photphoric, sản xuất diêm.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

Hình 7: Hộp diêm

- Ngoài ra được sử dụng vào mục đích quân sự: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói, ....

2. Điều chế

- Trong công nghiệp, photpho đỏ được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit (hoặc đá apatit), cát và than cốc khoảng 1200ºC trong lò điện.

Bài 10: Photpho (ảnh 1)

- Hơi photpho thoát ra được ngưng tụ khi làm lạnh, thu được photpho trắng ở dạng rắn.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »