Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 277

Ở điện thế nghỉ, nồng độ K+ Na+ giữa phía trong và phía ngoài màng tế bào như thế nào?

A. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ thấp hơn và Na+ có nồng độ cao hơn so với bên ngoài tế bào

B. Ở trong tế bào, nồng độ K+ và Na+ cao hơn so với bên ngoài tế bào

C. Ở trong tế bào, K+ có nồng độ cao hơn và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

Đáp án chính xác

D. Ở trong tế bào, K+ và Na+ có nồng độ thấp hơn so với bên ngoài tế bào

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào?

Xem đáp án » 14/01/2022 1,195

Câu 2:

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K chuyển?

Xem đáp án » 14/01/2022 777

Câu 3:

Trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương do?

Xem đáp án » 14/01/2022 551

Câu 4:

Điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu do sự phân bố ion?

Xem đáp án » 14/01/2022 520

Câu 5:

Cho các trường hợp sau:

(1) Cổng K+ Na+ cùng đóng

(2) Cổng K+ mở và Na+ đóng

(3) Cổng K+ Na+ cùng mở

(4) Cổng K+ đóng và Na+ mở

Trong những trường hợp trên, trường hợp nào không đúng khi tế bào ở trạng thái nghỉ ngơi là

Xem đáp án » 14/01/2022 493

Câu 6:

Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K hoạt động như thế nào?

Xem đáp án » 14/01/2022 270

LÝ THUYẾT

- Mọi tế bào trong cơ thể đều có khả năng hưng phấn. Hưng phấn là sự biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.

- Một chỉ số quan trọng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không hưng phấn là điện tế bào.

- Điện tế bào bao gồm điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN THẾ NGHỈ

1. Khái niệm điện thế nghỉ

 - Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tế bào tích điện dương.

Lý thuyết Điện thế nghỉ | Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Sơ đồ đo điện thế nghỉ trên tế bào thần kinh mực ống

2. Đặc điểm điện thế nghỉ

 - Có ở tế bào đang nghỉ ngơi, không bị kích thích. Ví dụ: Điện thế nghỉ có ở tế bào cơ đang dãn nghỉ.

- Có sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào: Phía bên trong màng tế bào tích điện âm, bên ngoài màng tích điện dương.

- Trị số điện thế nghỉ được quy ước đặt dấu “-” ở phía trước. Ví dụ: Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV, điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là -50mV.

II. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH ĐIỆN THẾ NGHỈ

1. Nguyên nhân hình thành điện thế nghỉ

 Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu là do 3 yếu tố sau đây:

- Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào.

- Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng).

- Bơm Na – K.

2. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

 - Nồng độ ion kali bên trong cao hơn bên ngoài tế bào.

Lý thuyết Điện thế nghỉ | Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Phân bố ion và tính thấm của màng tế bào

 - Các cổng kali mở nên các K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài tế bào và tập trung ngay sát mặt ngoài màng tế bào, làm cho mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong màng tích điện âm.

Lý thuyết Điện thế nghỉ | Sinh học lớp 11 (ảnh 1)

Sơ đồ bơm Na - K

 - Bơm Na – K vận chuyển K+ từ phía bên ngoài trả vào bên trong màng tế bào giúp duy trì nồng độ K+ bên trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào vì vậy duy trì điện thế nghỉ.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »