Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
-
5721 lượt thi
-
5 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào.
Nước được cấu tạo bởi 1 nguyê tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro bằng liên kết cộng hòa trị (dùng chung đôi electron). Do oxi có độ âm điện lớn nên nó có xu hướng kéo lệch đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính chất phân cực: đầu oxi mang điện tích âm, đầu hidro mang điện tích dương. Do tính phân cực của mình, nước có vai trò rất quan trọng đối với tế bào:
- Nước là dung môi hòa tan nên nước là môi trường phản ứng trong mọi tế bào.
- Nước bảo vệ cho các cấu trúc sống của tế bào.
- Nước là chất phản ứng: tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa sinh trong tế bào như phản ứng thủy phân.
- Nước có vai trò suy trì hình thái của tế bào, mô.
Câu 2:
Hãy kể các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ cây.
Các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút: áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH, độ thoáng của đất, nhiệt độ, …
* Áp suất dung dịch đất
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch là lực gây ra sự chuyển dịch của dung môi qua màng
- Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức: P = RTCi.
Trong đó:
R: hằng số khí.
T: nhiệt độ tuyệt đối = t°C + 273
C: nồng độ dung dịch (M)
i: hệ số Vanhop biểu thị độ ion khóa của dung dịch = 1 + α(n -1); trong đó α là hệ số phân li, n là số ion mà phân tử phân li.
- Nước sẽ di chuyển từ nơi có áp suất dung dịch thấp đến nơi có áp suất dung dịch cao nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất tăng thì tốc độ hấp thụ nước giảm và ngược lại.
- Chất tan sẽ được vận chuyển thụ động từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp.
* Ảnh hưởng của pH
- Công thức tính pH: pH = - log[H+]
- Dựa vào pH chia thành môi trường:
+ pH < 7: Môi trường axit.
+ pH = 7: Môi trường trung tính.
+ pH > 7: Môi trường bazo.
Khi môi trường quá axit lông hút rất dễ bị tiêu biến, đồng thời pH ảnh hưởng đến khả năng hidrat hóa phụ thuộc vào [H+]. Quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ thuận lợi nhất khi môi trường pH trung tính.
*Độ thoáng của đất:
- Khi đất thoáng, rễ cây đủ oxi, đồng thời tránh ngộ độc CO2 → Rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng thuận lợi.
- Khi ngập nước, hàm lượng O2 giảm, hoạt động hô hấp của rễ cây giảm → Rễ cây hút nước và muối khoáng giảm.
* Nhiệt độ:
- Khi nhiệt độ giảm thì các phân tử chuyển động càng yếu → khả năng tạo gel tăng → sức cản của chất nguyên sinh tăng → Rễ cây hút nước giảm.
Câu 3:
Rễ của thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:
- Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.
+ Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên.
+ Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con.
- Hình thái của rễ thích nghi với chức năng:
+ Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước.
+ Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới
+ Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào.
+ Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.
Câu 4:
Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Chất vận chuyển | Cơ chế | Nguyên lí | Đối tượng | |
Hấp thụ nước | Nước | Thụ động: từ nơi có thế nước cao (đất) đến nơi có thế nước thấp (tế bào lông hút, biểu bì non của rễ) | Theo nguyên lí khuếch tán | Nước |
Hấp thụ muối khoáng | Muối khoáng | + Thụ động: từ nơi có nồng dộ ion cao (đất) đến nơi có nồng độ ion thấp (lông hút) | Theo nguyên lí khuếch tán | Chất khoáng bất kì |
+ Chủ động: từ nơi có nồng dộ ion thấp (đất) đến nơi có nồng độ ion cao (lông hút), cần năng lượng ATP | Ngược lại nguyên lí khuếch tán | Chất khoáng cần thiết cho cây: K+, Na+, ... |
Câu 5:
Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết.
Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.