Đề thi Sinh học lớp 11 Học kì 1 có đáp án (Đề 2)
-
1499 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sơ đồ nào dưới đây minh họa đúng con đường truyền năng lượng ánh sáng giữa các sắc tố quang hợp?
Chọn c. Carôtennôit → diệp lục b → diệp lục a → diệp lục a ở trung tâm phản ứng
Câu 3:
Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu có chứa một enzim đặc biệt, giúp cho sự cộng sinh của chúng với cây trồng này, đó là
Chọn b. nitrôgenaza. (enzim này giúp phá vỡ ba liên kết cộng hóa trị bền vững trong nitơ phân tử để nitơ liên kết với hiđrô tạo thành amoniac)
Câu 4:
Trong đất, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò gì?
Chọn d. Chuyển hóa amôni thành nitrat
Câu 5:
Loại ion khoáng nào dưới đây có vai trò trong hoạt động của mô phân sinh?
Chọn a. Bo
Câu 6:
Nguyên tố nào dưới đây không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu đối với mọi cây trồng?
Chọn b. Na
Câu 8:
Khi nói về mạch rây, điều nào dưới đây là đúng?
Chọn d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng
Câu 9:
Để bảo quản hạt giống, người ta thường sấy thật khô. Điều này cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động hô hấp ở hạt?
Chọn a. Độ ẩm (độ ẩm càng thấp, hô hấp ở hạt càng bị hạn chế nên không thể nảy mầm)
Câu 10:
Từ 1 phân tử glucôzơ trải qua quá trình phân giải hiếu khí sẽ tạo ra bao nhiêu ATP?
Chọn b. 38 (2 ATP từ đường phân và 36 ATP từ hô hấp hiếu khí)
Câu 12:
Trình bày ngắn gọn quá trình quang hợp ở thực vật
Quá trình quang hợp ở thực vật C3 trải qua hai pha, đó là pha sáng và pha tối.
A. Pha sáng:
- Diễn ra tại màng tilacôit của lục lạp trong điều kiện có ánh sáng
- Tại pha sáng xảy ra quá trình quang phân li nước và sản phẩm tạo thành sau quá trình này là ATP, NADPH và
B. Pha tối (cố định )
- Diễn ra trong chất nền của lục lạp và cần đến nguồn năng lượng (ATP, NADPH) tạo ra từ pha sáng
- Chu trình Canvin trong pha tối xảy ra theo 3 giai đoạn:
+ Cố định tạo thành sản phẩm đầu tiên là axit phôtphoglixêric
+ Khử axit phôtphoglixêric thành alđêhit phôtphoglixêric
+ Từ alđêhit phôtphoglixêric tái sinh chất nhận ban đầu là Ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat
- Tại điểm kết thúc giai đoạn khử, có những phân tử alđêhit phôtphoglixêric tách ra khỏi chu trình để tổng hợp nên glucôzơ rồi từ glucôzơ tổng hợp nên tinh bột, saccarôzơ, lipit, axit amin trong quang hợp.
Câu 13:
Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?
Cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết vì tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp xuyên ngày đêm, bao gồm cả rễ cây. Quá trình hô hấp cần đến ôxi và khi cây bị ngập úng, ôxi không khí không thể tiếp cận rễ cây, thân cây phía dưới nên sẽ gây ra hiện tượng hô hấp kị khí, sinh chất độc hại với rễ cây, làm hủy hoại tế bào lông hút, khiến quá trình