IMG-LOGO

Câu hỏi:

23/02/2022 160

Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng nước để thay thủy ngân thì độ cao cột nước là bao nhiêu? Biết dHg = 136000 N/m3, của nước dnước  = 10000 N/m3.

A. 750 mm

B. 1200 mm

C. 7,5 m

D. 10,2 m

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án D

Ta có:

+ Khi dùng thủy ngân: p = dHg.hHg

+ Khi thay thủy ngân bằng nước: p = dnước.hnước

Từ đó, ta suy ra:

dHg.hHg=dnước.hnước

→ hruou=dHgdruou.hHg=13600010000.0,75 = 10,2m

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 1000m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 742

Câu 2:

Khi đặt ống To – ri – xe - li ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 250

Câu 3:

Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 187

Câu 4:

Trong thí nghiệm của Torixeli, độ cao cột thủy ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thủy ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dHg , của rượu drượu.

Xem đáp án » 23/02/2022 176

Câu 5:

Khi đặt ống Toorrixeli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 750mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 672mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg và tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 175

Câu 6:

Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800m là bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 156

Câu 7:

Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân trong ống Tô – ri – xe – li có độ cao 350mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760 mmHg.

Xem đáp án » 23/02/2022 135

LÝ THUYẾT

I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển

Vì không khí có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao quanh Trái Đất. Áp suất này gọi là áp suất khi quyển.

Ví dụ: Cắm một ống thủy tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. Ta thấy, nước không chảy ra khỏi ống là do áp lực của không khí tác dụng vào nước từ phía dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước.

Bài 9: Áp suất khí quyển (ảnh 1)

II. Độ lớn của áp suất khí quyển

- Độ lớn của áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thủy ngân trong ống Tô-ri-xe-li.

Ví dụ: Nói áp suất khí quyển bằng 76 cmHg nghĩa là áp suất khí quyển bằng áp suất gây bởi trọng lượng của một cột thủy ngân cao 76cm.

Ta có: pthủy ngân = h.dthủy ngân = 0,76 . 136000 = 103360 Nm2.

- Đơn vị đo áp suất khí quyển thường dùng là milimét thủy ngân (mmHg).

- Một số đơn vị khác của áp suất khí quyển: át mốt phe (atm), paxcan (Pa), torr (Torr)…

+ 1 atm = 101325 Pa

+ 1 Torr = 1 mmHg = 133,3 Pa

+ 1 cmHg = 10 mmHg = 1333 Pa

+ 1 atm = 760 Torr = 760 mmHg = 76 cmHg.

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »