Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì. Vì vậy để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm thì:
A. Khối chì cần nhiều nhiệt lượng hơn khối đồng.
B. Khối đồng cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì.
C. Hai khối đều cần nhiệt lượng như nhau.
D. Không khẳng định được.
Đáp án B
Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm (1K)
Theo đầu bài, ta có: Nhiệt dung riêng của đồng lớn hơn chì => Để tăng nhiệt độ của 3kg đồng và 3kg chì thêm thì khối đồng sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối chì
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Để đun sôi 15 lít nước cần cung cấp một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt độ ban đầu của nước là và nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.K
Gọi t là nhiệt độ lúc sau, là nhiệt độ lúc đầu của vật. Công thức nào là công thức tính nhiệt lượng mà vật thu vào?
Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ với được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào tỏa nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt?
…….. của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm (1K)
Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?
1. Nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?
Nhiệt lượng một vật cần thu vào để làm vật nóng lên phụ thuộc ba yếu tố:
+ Khối lượng của vật: Khối lượng của vật càng lớn thì nhiệt lượng cần cung cấp càng lớn.
+ Độ tăng nhiệt độ của vật: Nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên càng lớn thì độ tăng nhiệt độ của vật cũng càng lớn.
+ Chất cấu tạo nên vật: Chất làm vật khác nhau thu được nhiệt lượng khác nhau.
2. Công thức tính nhiệt lượng
- Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m.c. Δt
Trong đó:
+ Q là nhiệt lượng thu vào của vật (J).
+ m là khối lượng của vật (kg).
+ c là nhiệt dung riêng của chất làm nên vật (J/kg.K).
Δt là độ tăng nhiệt độ của vật (°C hoặc K).
Δt = – với là nhiệt độ ban đầu, là nhiệt độ cuối cùng.
- Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1°C (1K).
Ví dụ:
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg nước nóng thêm lên 1°C cần truyền cho nước một nhiệt lượng 4200J.
- Nhiệt dung riêng của một số chất:
- Chú ý: Trong công thức tính nhiệt lượng.
+ Đơn vị của khối lượng phải để về kg.
+ Ngoài J, kJ đơn vị của nhiệt lượng còn được tính bằng calo, Kcalo.
1 Kcalo = 1000 calo; 1 calo = 4,2 J
+ Nếu vật là chất lỏng, bài toán cho biết thể tích thì ta phải tính khối lượng theo công thức: m = V.D.
Trong đó đơn vị của V là m3 và của D là .