Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

19/07/2024 230

Phương trình nào dưới đây nhận x = -3 là nghiệm duy nhất?

A. 5x + 3 = 0 

B. 1x+3=0  

C. -x2 + 9 = 0 

D. 7 + 3x = -2

Đáp án chính xác
 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án A: 5x + 3 = 0  5x = -3  x =  -35 (loại)

Đáp án B: 1x+3 có ĐKXĐ: x + 3 ≠ 0  x ≠ - 3 nên không nhận -3 làm nghiệm (loại)

Đáp án C: -x2 + 9 = 0  x2 = 9  x = ±3 nên phương trình có hai nghiệm x = ±3 (loại).

Đáp án D: 7 + 3x = -2  3x = -9  x = -3 nên phương nhận x = - 3 làm nghiệm duy nhất.

Đáp án cần chọn là: D

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Số nghiệm của phương trình 5 - |2x + 3| = 0 là

Xem đáp án » 10/03/2022 280

Câu 2:

Phương trình nào dưới đây nhận x = a (a là hằng số khác 0 và 1) làm nghiệm

Xem đáp án » 10/03/2022 262

Câu 3:

Chọn khẳng định đúng

Xem đáp án » 10/03/2022 259

Câu 4:

Phương trình 3x2-12x+4 có tập nghiệm là

Xem đáp án » 10/03/2022 232

Câu 5:

Số cặp phương trình tương đương trong các cặp phương trình sau là:

(I) x – 2 = 4 và x + 1 = 2                           

(II) x = 5 và x2 = 25

(III) 2x2 – 8 = 0 và |x| = 2                          

(IV) 4 + x = 5 và x3 – 2x = 0

Xem đáp án » 10/03/2022 232

Câu 6:

Chọn khẳng định đúng

Xem đáp án » 10/03/2022 232

Câu 7:

Hai phương trình nào sau đây là hai phương trình tương đương?

Xem đáp án » 10/03/2022 223

Câu 8:

Có bao nhiêu nghiệm của phương trình |x + 3| = 7?

Xem đáp án » 10/03/2022 220

Câu 9:

Phương trình nào sau đây vô nghiệm?

Xem đáp án » 10/03/2022 219

Câu 10:

Phương trình nào sau đây vô nghiệm?

Xem đáp án » 10/03/2022 208

LÝ THUYẾT

1. Phương trình một ẩn

- Định nghĩa phương trình một ẩn: Một phương trình với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức của cùng một biến x được gọi là phương trình một ẩn với ẩn số x (hay ẩn x).

Ví dụ 1.

5x + 7 = 3x là phương trình với ẩn x;

8y – 6 = 4(y – 1) + 2 là phương trình với ẩn y;

2u + 8 = 3 + 5(u – 1) là phương trình với ẩn u.

- Nghiệm của phương trình là các giá trị của ẩn số thoả mãn phương trình.

Ví dụ 2. Cho phương trình 6 – x = 2(x + 2) – 7   (1).

Với x = 3, ta có VT(1) = 6 – 3 = 3; VP(1) = 2 . (3 + 2) – 7 = 2 . 5 – 7 = 3.

Nhận thấy x = 3 thỏa mãn phương trình (1) nên x = 3 là nghiệm (hay nghiệm đúng) của phương trình (1).

- Chú ý:

+ Hệ thức x = m (với m là một số nào đó) cũng là một phương trình. Phương trình này chỉ rõ rằng m là nghiệm duy nhất của nó.

+ Một phương trình có thể có một nghiệm, hai nghiệm, ba nghiệm,….nhưng cũng có thể không có nghiệm nào hoặc có vô số nghiệm. Phương trình không có nghiệm nào được gọi là phương trình vô nghiệm.

Ví dụ 3.

          Phương trình x2 = 4 có hai nghiệm là x = 2 và x = – 2.

          Phương trình x2 = – 4 vô nghiệm.

          Phương trình 3x = 3x có vô số nghiệm.

2. Giải phương trình

- Giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.

- Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Tập nghiệm của phương trình thường kí hiệu là S.

Ví dụ 4. 

          Phương trình x = 5 có tập nghiệm là S = {5}.

          Phương trình vô nghiệm có tập nghiệm là S = .

3. Phương trình tương đương.

- Hai phương trình tương đương nếu chúng có cùng một tập nghiệm.

- Để chỉ hai phương trình tương đương, ta dùng kí hiệu “ ” (đọc là tương đương).

Ví dụ 5.

          Hai phương trình x – 2 = 0 và x = 2 được gọi là tương đương với nhau vì chúng có cùng tập nghiệm là S = {2}. Khi đó ta viết: x – 2 = 0  x = 2. 

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »