Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Đúng như thế; cuộc sống rộng lượng đối với những ai đấy theo đuổi Huyền Thoại Cá Nhân của họ, cậu nghĩ thế. (2) Rồi thì cậu ta nghĩ rằng cậu phải đến Tarifa để cậu có thể cho một phần mười kho tàng cho bà lão Gypsy, như cậu đã hứa. Những người Gypsy ấy thật là thông minh. (3) Có thể bởi vì họ di chuyển nơi này, nơi kia quá nhiều. (4) Gió bắt đầu lại thổi lên. (5) Nó là ngọn gió đông của Địa Trung Hải, gió levanter, làn gió từ Phi Châu. (6) Nó không mang theo nó mùi vị của sa mạc, nó cũng không đe dọa bởi sự xâm lược của người Ma-rốc. (7) Thay vì thế, nó mang hương thơm mà cậu quá quen thuộc, một cái chạm của nụ hôn - một nụ hôn đến từ một nơi rất xa, một cách chậm rãi, một cách từ từ, cho đến khi nó nằm trọn trên môi cậu.
Trích Nhà giả kim - Paulo Coelho
Câu (4) và (5) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
A.Phép lặp và thế
B.Phép nối và liên tưởng
C.Phép thế và nối
D.Phép liên tưởng
Câu (4) và (5) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bằng phép lặp (lặp từ “gió” và phép thế (“nó” thế cho từ “gió”)
Đáp án cần chọn là: A
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?
(Hỏi - Hữu Thỉnh)
Phép liên kết nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Cuộc sống của chúng ta nếu bị chi phối bởi định kiến của bản thân đã là điều rất tệ, nên nếu bị điều khiển bởi định kiến của những người khác hẳn còn tệ hơn nhiều. Sao ta không thôi sợ hãi và thử nghe theo chính mình?
(2) Thật ra, cuộc đời ai cũng có những lúc không biết nên làm thế nào mới phải. Khi ấy, ba tôi dạy rằng, ta chỉ cần nhớ nguyên tắc sống cơ bản, cực kì ngắn gọn: “Trước hết, hãy tôn trọng người khác. Rồi sau đó, nghe theo chính mình”. Hãy tôn trọng bởi cuộc đời là muôn mặt, và mỗi người có một cách sống riêng biệt. Chẳng có cách sống nào là cơ sở để đánh giá cách sống kia. John Mason có viết một cuốn sách với tựa đề “Bạn sinh ra là một nguyên bản, đừng chết như một bản sao”. […] Nó khiến tôi nhận ra rằng mỗi người đều là một nguyên bản, duy nhất, độc đáo và đáng tôn trọng.
(Lắng nghe lời thì thầm của trái tim – Phạm Lữ Ân)
Hai câu cuối cùng của đoạn (2) được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN VAI
(…)
Vội một chút để làm được nhiều thứ hơn trong cuộc sống này; để mọi thứ cho gia đình, cho con được hơn mình ngày trước. Nhưng cũng lắm kiểu vội cho người ta phải nghĩ lại, nhiều lúc tiếc mãi không thôi.
Vội buông một câu làm ai buồn, có lấy lại được đâu. Tổn thương nhau mất rồi.
Vội đánh con một cái làm con đau. Giá như thay bằng những câu nói nhỏ nhẹ, ân cần có hơn không. Tự hỏi lòng.
Vội một món quà sinh nhật, quà 20/11 theo kiểu cho rồi, đôi khi chợt tự ngẫm quà vô vị, không thật tâm. Người nhận hiểu lầm.
Vội thắp một nén nhang ông bà tổ tiên, tâm chưa tịnh thì làm sao nói chuyện tâm linh. Chưa kịp soi mình đã liến thoắng cầu xin.
Thằng bạn cưới vội cho tròn chữ hiếu, đánh rơi mối tình thời sinh viên. Ngày cưới, nó nhận từ người yêu xưa món quà có hình ảnh một thời của hai đứa – Hoa Sao Nhái – tình ngây dại một thời chưa phai. Áy náy mãi, nắng trên tường những vệt dài xa ngái. Chữ vội năm nào còn đâu đó trên vai.
Bánh xe thời gian vẫn lăn dài.
Thôi thì:
… Vội vừa đủ để làm được nhiều điều cho người thân, bè bạn; dăm ba thứ cho đời, cho cả người chưa quen.
… Chậm một chút để những gì mình làm tròn trịa hơn.
Vũ Minh Đức
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 412
Các câu trong đoạn trích trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
ĐIỀU TÔI MUỐN BIẾT
Tôi không quan tâm bạn mưu sinh thế nào mà chỉ muốn biết bạn khao khát điều gì và có dám mơ ước đạt được điều mình đang khao khát không...Tôi không quan tâm bạn bao nhiêu tuổi mà chỉ muốn biết bạn có dám như một kẻ ngốc liều mình vì tình yêu, vì những ước mơ và vì một chuyến phiêu lưu để được tồn tại trong cuộc đời này không...Tôi không cần biết điều gì mới phù hợp với ước mơ của bạn mà chỉ muốn biết bạn đã dám đối mặt với nỗi đau bị cuộc đời dối trá hay lại khép chặt lòng mình vì e sợ lại một nỗi đau khác...Tôi muốn biết bạn có dám ngồi lại với nỗi đau của tôi hay của chính bạn; có dám khiêu vũ thật điên cuồng để sự say mê tràn ngập đến tận đầu ngón tay và ngón chân của mình mà không cần phải e dè giữ ý, phải thực tế hay phải luôn nhớ đến những giới hạn của con người...Tôi không quan tâm câu chuyện bạn kể có thật hay không mà chỉ muốn biết bạn có dám làm thất vọng người khác để thành thật với bản thân mình... Liệu bạn có thể chịu đựng bị kết tội phản bội mà vẫn không phản bội lại chính nhân cách của mình... Liệu bạn sẽ trung thực và vì thế sẽ đáng được tin cậy chứ...Tôi muốn biết liệu bạn có nhận ra vẻ đẹp dù cho hằng ngày nó chẳng hề xinh đẹp, và liệu bạn có thể quyết định cuộc đời mình mà không cần sự hiện diện của Chúa...Tôi muốn biết liệu bạn sẽ chịu đựng được thất bại của lẫn bạn và tôi, đứng bên bờ hồ mà hét vang đến tận trời cao là “có”...Tôi muốn biết liệu bạn có thể thức dậy dù sau đêm dài đau khổ, thất vọng, kiệt sức và rã rời mà làm những gì phải làm cho các con của bạn không...Tôi không quan tâm bạn là ai hay làm sao đến được đây. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể sát cánh cùng tôi trong lửa đỏ và sẽ không chùn bước thoái lui...Tôi không quan tâm bạn đã học ở đâu, những gì và của ai. Tôi chỉ muốn biết liệu bạn có thể một mình đối diện với bản thân chân thật như người bạn bạn có bên mình trong những giây phút đơn độc...
Trích http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/847.html
Các câu trong đoạn trích trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Namđã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. (2) Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. (3) Đờn ca tài tửlà loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. (4) Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. (5) Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. (6) Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. (7) Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệvề trang phục. (8) Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.
Nguồn:http://dulichcantho.com.vn/dia-danh/dan-ca-tai-tu-nam-bo-tai-can tho/n948.html#.X83wqmX7TIU
Câu (1) và (2) của đoạn văn trên sử dụng phép liên kết gì?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức,
Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)
Các câu trong đoạn trích trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào?
Đọc văn bản sau:
Cái nhiệt kế và máy điều hoà nhiệt độ
(1) Bạn có biết sự khác biệt giữa cái nhiệt kế và máy điều hoà nhiệt độ không?
(2) Cái nhiệt kế đơn thuần chỉ cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. (3) Ví dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 35 độ C và bạn đem nó vào trong phòng máy lạnh có nhiệt độ là 28 độ C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình để phù hợp với nhiệt độ của phòng là 28 độ C. (4) Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh đề hoà hợp với nhiệt độ của môi trường xung quanh.
(5) Cái máy điều hoà thì ngược lại, nó điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. (6) Nếu trong phòng đang có nhiệt độ là 28 độ C và máy điều hoà cài đặt ở 20 độ C thì chẳng bao lâu nhiệt độ trong phòng là 20 độ C, phù hợp với chỉ số của máy điều hoà.
(Bài học làm người - Nxb Trẻ, 2006)
Xác định phép liên kết được sử dụng ở câu (2) và (3)?