Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?
A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.
Đáp án A.
SGK/173, lịch sử và địa li 6.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nguyên nhân chủ yếu diện tích rừng nhiệt đới ngày càng giảm là do
Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?
Ở khu vực Đông Nam Á rừng mưa nhiệt đới có nhiều ở quốc gia nào sau đây?
Rừng nhiệt đới là kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang
1. Đặc điểm rừng nhiệt đới
- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.
- Khí hậu
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.
+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.
- Sinh vật
+ Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.
+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây.
- Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa
Đặc điểm |
Rừng mưa nhiệt đới |
Rừng nhiệt đới gió mùa |
Sinh thái |
- Khí hậu: Hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm. - Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng. |
- Khí hậu: Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. - Cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Rừng thấp và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới. |
Phân bố |
Lưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á. |
Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,… |
2. Bảo vệ rừng nhiệt đới
- Vai trò
+ Rừng nhiệt đới hết sức quan trọng đối với việc ổn định khí hậu Trái Đất.
+ Nơi bảo tồn đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm và gỗ,...
- Hiện trạng
+ Diện tích rừng nhiệt đới đang giảm ở mức báo động.
+ Mỗi năm mất đi 130 nghìn km2.
- Nguyên nhân
+ Cháy rừng.
+ Các hoạt động của con người.
- Giải pháp
+ Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí.
+ Tăng cường trồng, bảo vệ và phát triển rừng.