Yếu tố nào tác động tích cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống
B. Trật tự hai cực Ianta hình thành
C. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu
D. Chủ nghĩa thực dân bị tiêu diệt
Đáp án A
Phương pháp giải: Phân tích các đáp án để chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
- Đáp án B loại vì sự hình thành trật tự hai cực với đặc trưng là thế giới bị chia thành hai phe TBCN và XHCN. Trong đó, Mĩ đứng đầu phe TBCN đã ra sức thực hiện chiến lược toàn cầu với mưu đồ làm bá chủ thế giới và là nước khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh. Cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô đến năm 1949 đã bao trùm toàn thế giới và sự chạy đua giữa hai phe đã có những tác động tiêu cực đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Cụ thể là làm chậm quá trình giành thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Đáp án C loại vì đây là tác động tiêu cực.
- Đáp án D loại vì chủ nghĩa thực dân bị giải trừ nhờ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc không ngừng nghỉ của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh.
- Đáp án A chọn vì chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới đã cổ vũ về vật chất cũng như tinh thần đối với sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ: từ năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp và sau đó là chống Mĩ của nhân dân Việt Nam nhận được sự ủng hộ, viện trợ, giúp đỡ về vật chất và cổ vũ về tinh thần từ các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là
Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?
Chiêu bài Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác trong Chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam?
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á bị chia cắt thành hai quốc gia độc lập?
Vào năm 1974, sự kiện gì chứng tỏ Ấn Độ có bước phát triển nhanh chóng trên lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
Chiến lược phát triển kinh tế mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN đều tiến hành thời kì đầu sau khi giành độc lập là gì?
Quốc gia nào sau đây tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa vào năm 1959?
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp
Trong phong trào yêu nước những năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu chủ trương chống Pháp theo xu hướng
Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?
Theo quyết định của Hội nghị Pốtxdam, lực lượng nào với danh nghĩa Đồng minh vào nước ta làm nhiệm vụ giải quyết phát xít Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?
Theo “Phương án Maobáttơn”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành 2 nước là Ấn Độ và quốc gia nào sau đây?
Trong quan hệ đối ngoại hiện nay, quốc gia nào ở Tây Âu còn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ